Nâng cao sức chiến đấu của Đảng Cộng sản
Nhận lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, trong 2 ngày 29 – 30-10, tại thành phố Đà Nẵng, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản đã có chương trình trao đổi lý luận lần thứ 4 với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ đề: “Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ 21”.
Chiều 30-10, cuộc trao đổi lý luận lần thứ 4 giữa hai Đảng đã bế mạc. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì.
Trong cuộc trao đổi lý luận, hai Đoàn đại biểu đã tập trung đi sâu phân tích thực trạng và những xu hướng vận động của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) và Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện nay; đặc điểm của sự vận động và biến đổi của thế giới đương đại đang tác động đến các quốc gia và thách thức đặt ra đối với các Đảng Cộng sản, phong trào cánh tả và công nhân trong tình hình hiện nay.
Hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi, phân tích kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn trong công tác Xây dựng Đảng, những khó khăn và thách thức cần vượt qua trên con đường phát triển của mỗi Đảng.
GS. TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, những trao đổi lần này mang tính thiết thực hơn, rõ nét hơn trước. GS. TS. Vũ Văn Hiền nói: “Các đại biểu sống trong lòng CNTB nói về CNTB, nhất là ở nước có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, rất thiết thực đối với ta; ngược lại, các bạn cũng biết tình hình xây dựng CNXH ở ta, để từ đó rút ra được những vấn đề bổ ích”.
Các đại biểu nhất trí cho rằng, trong bối cảnh thế giới đương đại đang vận động với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa, tác động đến các mối quan hệ quốc tế đa chiều, xen kẽ và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, hai Đảng một lần nữa khẳng định yêu cầu cấp bách và có tính chất nguyên tắc là phải kiên định bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, vận dụng sáng tạo học thuyết đó trong từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.
Đồng thời, cần không ngừng đổi mới và nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của mỗi Đảng, tăng cường tinh thần đoàn kết và hợp tác chặt chẽ giữa hai Đảng, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Ogata Yasuo, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhận Bản, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản nhấn mạnh, cuộc trao đổi lý luận lần này có ý nghĩa bổ ích, khích lệ tinh thần đặc biệt của Đảng Cộng sản Nhật Bản.
Trên tinh thần đồng chí thân thiết, đoàn kết và hợp tác chặt chẽ, chương trình trao đổi lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Trong thời gian này, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản cũng đã đi thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, thăm một số nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam./.
Tiếp tục tạo dựng những dấu mốc cụ thể và thiết thực trong quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản  (30/10/2011)
Kết thúc Hội nghị cấp cao Khối Thịnh vượng chung  (30/10/2011)
Khánh thành Ngọn đuốc Hồ Chí Minh trên đảo Phú Quý (Bình Thuận)  (30/10/2011)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản  (30/10/2011)
Tranh thủ, trấn an và trấn át  (30/10/2011)
Tái cấu trúc đầu tư phát triển khu kinh tế biển theo hướng nào?  (30/10/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay