Ấn Độ, Brazil và Nam Phi thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và phối hợp hành động trong các vấn đề quốc tế
TCCSĐT - Trong hai ngày 18 và 19-10-2011 tại Pretoria (Nam Phi) đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 5 của Diễn đàn đối thoại Ấn Độ - Brazil - Nam Phi (IBSA) với sự tham gia của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Thủ tướng Ấn Độ Manmoham Singh.
Nhìn lại 8 năm tồn tại đến nay, thống nhất quan điểm trong các vấn đề thời sự quốc tế, khẳng định quyết tâm thực hiện những mục tiêu hợp tác đã đề ra và thỏa thuận chương trình hành động cho thời gian tới là những nội dung trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao này.
Trao đổi tại Hội nghị cũng như trong Tuyên bố chung sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo ba nước thành viên khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của IBSA, bác bỏ mọi ý kiến cho rằng: IBSA chỉ là “hữu danh vô thực” sau khi Nam Phi được mời tham gia khuôn khổ hợp tác của bốn nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil (BRIC).
Lãnh đạo ba nước thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững, thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trong các vấn đề thời sự như bảo vệ khi hậu trái đất, chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, triển vọng tình hình ở Libia và Siria, an ninh và ổn định trên thế giới, chống khủng bố, cải tổ Liên hợp quốc và xóa đói nghèo cũng như trong các tổ chức khu vực và quốc tế của Nhóm G20, nhóm G77, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và BRICS.
Trong Tuyên bố chung, lãnh đạo ba nước Ấn Độ - Brazil - Nam Phi khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại ba chiều đạt 25 tỉ USD vào năm 2015 sau khi đạt 16,1 tỉ USD, vượt mức mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 15 tỉ USD; tiếp tục thực hiện cam kết đóng góp tài chính hàng năm cho Cơ quan chuyên trách về hợp tác Nam - Nam của tổ chức UNDP; phát huy hiệu quả hoạt động của 16 nhóm làm việc và 6 diễn đàn giữa công dân ba nước đã được thành lập nhằm kết nối các nền kinh tế và xã hội, các tổ chức và người dân.
Tuyên bố bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở EU, kêu gọi và thôi thúc chính phủ các nước thành viên EU phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục khủng hoảng và không để khủng hoảng lây lan, ảnh hưởng xấu đến các khu vực và các nền kinh tế khác.
Tại Hội nghị cấp cao này, ba nước thành viên khẳng định quan điểm cho rằng, cần nhanh chóng cải tổ Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo hướng tăng cường tính đại diện và nâng cao hiệu quả hoạt động, dân chủ và minh bạch hơn trong các quy trình quyết định.
Về Libia, ba nước kêu gọi tất cả các bên liên quan nhanh chóng chấm dứt chiến sự và bảo đảm cho Liên hợp quốc cũng như Liên minh châu Phi đóng vai trò thỏa đáng trong việc định hình tương lai của Libia.
Về Siria, ba nước khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để có tiếng nói chung như đã thể hiện trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hiện tại, cả Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đều là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và cả ba nước đều đã bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết mới rồi ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Siria.
Trong một phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nhấn mạnh: "Ba nước đã góp phần vào việc tăng cường hợp tác Nam - Nam và nhất trí quan điểm trong vấn đề cải tổ Liên hợp quốc". Còn Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết: "Chúng tôi có cùng quan điểm về nhiều vấn đề toàn cầu như dành ưu tiên cho phát triển, xây dựng trật tự thế giới mới công bằng, hệ thống thương mại thế giới dựa trên nguyên tắc, vấn đề khí hậu trái đất và cải tổ Liên hợp quốc".
IBSA được khởi xướng từ một cơ chế phối hợp giữa ba nước hình thành từ năm 2003, phát triển dần thành cơ chế và khuôn khổ hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau và ngày càng có nhiều dự án hợp tác song phương và ba bên cụ thể. Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của IBSA sẽ được tổ chức ở Ấn Độ vào năm 2013, đồng thời cũng còn để kỷ niệm 10 năm thành lập khuôn khổ đối thoại và hợp tác này./.
“Mùa xuân Ả rập” ập vào Phố U-ôn  (21/10/2011)
Tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển  (21/10/2011)
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp *  (20/10/2011)
Cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội 1.026 ý kiến, kiến nghị  (20/10/2011)
Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (20/10/2011)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam