Việt Nam là một đất nước, một đối tác, một thị trường đầy năng động và tiềm năng
14:37, ngày 13-10-2011
TCCSĐT - Chiều 12-10, Thủ tướng
Đức Angela Merkel dự và phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Đức - Việt Nam
được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại Diễn đàn |
Phát biểu tại Diễn đàn, trước gần 200 nhà doanh nghiệp, đại diện tập đoàn, các đối tác Đức và Việt Nam, Thủ tướng Angela Merkel cho biết, qua kết quả hội đàm, làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam, với chính quyền một số địa phương, tham dự những sự kiện trong nhiều lĩnh vực, thăm đất nước và con người Việt Nam trong những ngày qua, bà nhận thấy đây là một đất nước, một đối tác, một thị trường đầy năng động và tiềm năng. Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư, đối tác hai nước quan tâm tới những lĩnh vực mà Việt Nam đang rất có nhu cầu như xây dựng hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp, công nghệ cao, hợp tác giáo dục,… nhằm hiện thực hóa các Hiệp định mà hai bên vừa ký kết.
Mặc dù thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc khủng hoảng, GDP của Đức vẫn đạt hơn 3.000 tỉ USD và luôn giữ vững vị trí là một trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. Đức cũng là một quốc gia có khả năng phục hồi nhanh nhất sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới. Mức độ tăng trưởng của Đức năm 2010 đạt 3,5%, cao hơn so với dự kiến ban đầu là 1,2 - 1,5%, tăng trưởng quý I năm 2011 đạt 1,4%, quý II hơn 2%.
Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, phát triển năng động trong khu vực ASEAN với hơn 600 triệu dân, trong châu Á được coi là động lực tăng trưởng mới của thế giới. Theo Điều tra triển vọng đầu tư thế giới năm 2009-2011 của UNCTAD: Việt Nam vẫn được các Tập đoàn xuyên quốc gia đánh giá là một trong 15 nền kinh tế là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư. Theo đánh giá của WB: Việt Nam xếp thứ 4 trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhất năm 2010 trên 3 lĩnh vực là thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng”.
Thủ tướng Angela Merkel khẳng định mối quan hệ hợp tác phát triển vừa được nâng lên tầm đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, hướng tới sự phát triển bền vững và vì lợi ích cho tất cả người dân. Việt Nam là một trong những nước ưu tiên nhận ODA ở châu Á của Đức và cũng ủng hộ mạnh mẽ việc sớm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam.
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel đã đặt dấu mốc quan trọng đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới, trên cơ sở khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc. Khẳng định chính sách coi trọng và mong muốn củng cố mối quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đức, Phó Thủ tướng nhấn mạnh những lợi thế và tính hấp dẫn lâu dài của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam với cộng đồng các nhà đầu tư Đức. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, với tổng số vốn đầu tư khoảng 846 triệu USD vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hai bên cần tiếp tục tìm biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực được coi là thế mạnh của từng nước.
Phát huy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp, vừa được nâng lên mức quan hệ đối tác chiến lược, Phó Thủ tướng tin tưởng các đối tác Đức và Việt Nam khai thác lợi thế, tiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trên các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng…
Thủ tướng Đức Angela Merkel trao đổi với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải |
Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam Marko Walde khẳng định: Diễn đàn sẽ tạo cơ hội giao lưu cho các đối tác hai nước tìm hiểu, tiến tới ký kết những dự án, thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt là các cơ hội cho những dự án trong lĩnh vực phát triển bền vững.
Các cuộc trao đổi giữa giới đầu tư hai nước đều chung nhận định, năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn mới, 2011-2020 với những đòi hỏi cao hơn với nền kinh tế nói chung và trong thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng. Trong Chiến lược về đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới, có 4 mục tiêu mà phía Đức quan tâm là chất lượng và hiệu quả cao; phát triển bền vững, ít phát thải cac-bon; khuyến khích mạnh mẽ chuyển giao công nghệ thích hợp với từng lĩnh vực và phát triển nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng cao.
- Trong nhiều năm qua, Đức liên
tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu
(EU), chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU. Đồng thời là cửa ngõ trung
chuyển quan trọng hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
- Năm 2010, tổng kim ngạch hai chiều đạt hơn 4,1 tỉ USD, tăng gần 20% so với năm 2009, trong đó tổng giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Đức là 1,4 tỉ USD, xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD. 7 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng 42%, trong khi nhập khẩu từ Đức tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010. - Đức hiện có hơn 200 doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những tập đoàn lớn như Siemens, Metro Cash & Carry, Deutche Bank… - Tổng vốn đầu tư FDI của Đức tại Việt Nam đạt 846,6 triệu USD, đứng thứ 5 trong EU và 24/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại  (13/10/2011)
Thủ tướng kiểm tra phòng chống lũ lụt ba tỉnh phía Nam  (13/10/2011)
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ  (12/10/2011)
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước thăm Cộng hòa Ấn Độ  (12/10/2011)
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt - Trung  (12/10/2011)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên