Xlô-va-ki-a bác kế hoạch mở rộng Quỹ Ổn định tài chính châu Âu
16:24, ngày 12-10-2011
TCCSĐT - Trong hai ngày 10 và
11-10-2011, bốn đảng trong liên minh cầm quyền ở Xlô-va-ki-a đã họp bàn
nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về cải cách Quỹ Ổn định tài chính châu Âu
(EFSF) trước khi đệ trình lên Quốc hội biểu quyết thông qua. Thủ tướng
Xlô-va-ki-a, bà I-vê-ta Ra-đi-cô-va (Iveta Radicova) đã kêu gọi các đối
tác trong Chính phủ liên minh ủng hộ kế hoạch cải cách EFSF và cho
biết, bà có thể sẽ từ chức nếu liên minh cầm quyền không thông qua kế
hoạch này.
Đảng "Tự do và Đoàn kết" trong liên minh cầm quyền phản đối EFSF, cho rằng gói cứu trợ này sẽ gây tổn thất lớn cho Xlô-va-ki-a, bởi họ là nước nghèo thứ hai trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với mức lương trung bình 780 ơ-rô/tháng (trong khi ở Hy Lạp là 750 ơ-rô). Các nghị sỹ thuộc Đảng "Tự do và Đoàn kết" đã không tham gia cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ngày 11-10, bất chấp việc Thủ tướng I-vê-ta Ra-đi-cô-va cho biết bà có thể sẽ từ chức nếu liên minh cầm quyền không thông qua EFSF.
Với kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội của 124/150 nghị sỹ có mặt, có 55 nghị sỹ ủng hộ kế hoạch trên, 9 người bỏ phiếu chống và 60 người không tham gia bỏ phiếu, Quốc hội Xlô-va-ki-a đã bác bỏ kế hoạch mở rộng quy mô Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF), một công cụ quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng trong Eurozone. Động thái trên đồng nghĩa với việc Chính phủ Xlô-va-ki-a đối mặt với nguy cơ sụp đổ, bởi trước đó, Thủ tướng Xlô-va-ki-a I-vê-ta Ra-đi-cô-va (Iveta Radicova) đã gắn cuộc bỏ phiếu về EFSF với việc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ.
Thủ tướng I-vê-ta Ra-đi-cô-va dự kiến sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các đảng đối lập để có thể đưa EFSF ra bỏ phiếu tại Quốc hội Xlô-va-ki-a thêm một lần nữa. Theo Bộ trưởng Tài chính Xlô-va-ki-a I-van Mi-clốt (Ivan Miklos), nhiều khả năng Quốc hội sẽ bỏ phiếu về quỹ cứu trợ trên trong một cuộc bỏ phiếu thứ hai, có thể được tổ chức ngay trong tuần này.
Đích thân Thủ tướng I-vê-ta Ra-đi-cô-va từng cam kết sẽ thúc đẩy để Quốc hội Xlô-va-ki-a thông qua kế hoạch trên trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone, bàn biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực. Hội nghị này dự kiến sẽ diễn ra ngày 17-10 tới, song đã được thông báo hoãn một tuần vì EU muốn có đủ thời gian để hoàn tất chiến lược tổng thể cho kế hoạch cứu trợ các nước gặp khó khăn trong khu vực.
Thỏa thuận mở rộng quy mô EFSF, được lãnh đạo các nước Eurozone nhất trí hồi tháng 7 vừa qua, cho phép nâng ngân quỹ của EFSF từ 440 tỉ ơ-rô hiện nay lên 780 tỉ ơ-rô (trong đó Xlô-va-ki-a sẽ đóng góp khoảng 7,7 tỉ ơ-rô). EFSF sẽ được sử dụng để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên của khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế.
Tính đến ngày 10-10 đã có 16 nước trong Eurozone ủng hộ kế hoạch cải cách nhằm tăng cường quyền hạn và khả năng cho qũy hỗ trợ đồng ơ-rô, được gọi là Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sau khi Man-ta chính thức phê chuẩn kế hoạch này. Hiện Xlô-va-ki-a là quốc gia duy nhất trong Eurozone chưa thông qua những thay đổi về EFSF, vốn sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực này thông qua.
Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) hiện trị giá 440 tỉ ơ-rô, được coi là một cơ chế rất quan trọng đối với việc xử lý cuộc khủng hoảng trong Khu vực đồng ơ-rô hiện nay. EFSF sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực này thông qua. Quỹ này sẽ cung cấp những khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng; mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ trong Eurozone trên thị trường thứ cấp; cấp tiền cho các quốc gia thành viên để tái cấp vốn cho những ngân hàng bị tác động nghiêm trọng bởi gánh nặng nợ nần.
Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ thay thế cho Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) - một quỹ cứu trợ thường trực của EU sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2013./.
Với kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội của 124/150 nghị sỹ có mặt, có 55 nghị sỹ ủng hộ kế hoạch trên, 9 người bỏ phiếu chống và 60 người không tham gia bỏ phiếu, Quốc hội Xlô-va-ki-a đã bác bỏ kế hoạch mở rộng quy mô Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF), một công cụ quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng trong Eurozone. Động thái trên đồng nghĩa với việc Chính phủ Xlô-va-ki-a đối mặt với nguy cơ sụp đổ, bởi trước đó, Thủ tướng Xlô-va-ki-a I-vê-ta Ra-đi-cô-va (Iveta Radicova) đã gắn cuộc bỏ phiếu về EFSF với việc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ.
Thủ tướng I-vê-ta Ra-đi-cô-va dự kiến sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các đảng đối lập để có thể đưa EFSF ra bỏ phiếu tại Quốc hội Xlô-va-ki-a thêm một lần nữa. Theo Bộ trưởng Tài chính Xlô-va-ki-a I-van Mi-clốt (Ivan Miklos), nhiều khả năng Quốc hội sẽ bỏ phiếu về quỹ cứu trợ trên trong một cuộc bỏ phiếu thứ hai, có thể được tổ chức ngay trong tuần này.
Đích thân Thủ tướng I-vê-ta Ra-đi-cô-va từng cam kết sẽ thúc đẩy để Quốc hội Xlô-va-ki-a thông qua kế hoạch trên trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone, bàn biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực. Hội nghị này dự kiến sẽ diễn ra ngày 17-10 tới, song đã được thông báo hoãn một tuần vì EU muốn có đủ thời gian để hoàn tất chiến lược tổng thể cho kế hoạch cứu trợ các nước gặp khó khăn trong khu vực.
Thỏa thuận mở rộng quy mô EFSF, được lãnh đạo các nước Eurozone nhất trí hồi tháng 7 vừa qua, cho phép nâng ngân quỹ của EFSF từ 440 tỉ ơ-rô hiện nay lên 780 tỉ ơ-rô (trong đó Xlô-va-ki-a sẽ đóng góp khoảng 7,7 tỉ ơ-rô). EFSF sẽ được sử dụng để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên của khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế.
Tính đến ngày 10-10 đã có 16 nước trong Eurozone ủng hộ kế hoạch cải cách nhằm tăng cường quyền hạn và khả năng cho qũy hỗ trợ đồng ơ-rô, được gọi là Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sau khi Man-ta chính thức phê chuẩn kế hoạch này. Hiện Xlô-va-ki-a là quốc gia duy nhất trong Eurozone chưa thông qua những thay đổi về EFSF, vốn sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực này thông qua.
Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) hiện trị giá 440 tỉ ơ-rô, được coi là một cơ chế rất quan trọng đối với việc xử lý cuộc khủng hoảng trong Khu vực đồng ơ-rô hiện nay. EFSF sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực này thông qua. Quỹ này sẽ cung cấp những khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng; mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ trong Eurozone trên thị trường thứ cấp; cấp tiền cho các quốc gia thành viên để tái cấp vốn cho những ngân hàng bị tác động nghiêm trọng bởi gánh nặng nợ nần.
Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ thay thế cho Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) - một quỹ cứu trợ thường trực của EU sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2013./.
Khủng hoảng nợ ở châu Âu đã thành hệ thống  (12/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ và cộng đồng người Việt tại Niu Đê-li  (12/10/2011)
UBTV Quốc hội cho ý kiến các dự án luật về tiền tệ  (12/10/2011)
Nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (12/10/2011)
Nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (12/10/2011)
Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai  (12/10/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên