Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
15:27, ngày 11-10-2011
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ
tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng, từ ngày 11 đến 12-10-2011, Thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang
(CHLB) Đức An-giê-la Méc-ken và Đoàn đại biểu cấp cao CHLB Đức sang
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng CHLB Đức An-giê-la Méc-ken có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hội kiến với nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Quan hệ chính trị, ngoại giao bền chặt
Ngày 23-9-1975, Việt Nam và CHLB Đức đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp, không ngừng được củng cố và mở rộng. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm CHLB Đức của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 10-2001), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 3-2004), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 3-2008). Về phía CHLB Đức, Thủ tướng Ghét-hác Xrô-ê-đơ (Gerhard Schroeder) đã thăm Việt Nam 2 lần (năm 2003 và 2004), Tổng thống Hốt-xơ Kô-lơ (Horst Kohler) đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, tháng 5-2007... Các chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển sâu rộng, hiệu quả.
Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc, phía Đức luôn hoan nghênh và ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam là một đối tác quan trọng của CHLB Đức trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao vai trò và vị trí của Đức - “trái tim châu Âu” - trong EU và trên thế giới.
Việt Nam - CHLB Đức có mối quan hệ gần gũi, thân thiện, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, có quan điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế, như: toàn cầu hóa, chống khủng bố, cải cách Liên hợp quốc..., thường xuyên ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế. Đức ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như trong việc mở rộng và tăng cường quan hệ mọi mặt với châu Âu và EU. Hai nước nhất trí xây dựng mối quan hệ Việt Nam - Đức trở thành quan hệ “đối tác toàn diện”.
Hợp tác kinh tế hiệu quả
Quan hệ ngoại giao, chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.
Về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước hằng năm đều tăng. Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu và là nước nhập khẩu lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Năm 2009, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Đức chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào 27 nước EU. Trong quan hệ thương mại, Việt Nam vẫn xuất siêu đối với Đức theo tỷ lệ xuất/nhập trung bình là 2/1. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Đức theo thứ tự tổng giá trị bao gồm: giầy dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da, sành sứ, gốm... Đức là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới đối với cà phê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam. Những hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Đức chủ yếu là máy móc thiết bị, máy đo, các sản phẩm hóa học, sắt thép, điện tử, dược phẩm. Nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi GSP (trừ một số hàng nông sản, trong đó có gạo).
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt 3,47 tỉ USD, năm 2010 đạt 4,1 tỉ USD và dự kiến trong năm 2011 đạt 5 tỉ USD.
Về đầu tư và viện trợ phát triển, với nhiều lợi thế so sánh so với các nước trong khu vực, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức. Hiện có khoảng 210 doanh nghiệp và văn phòng đại diện các công ty của Đức hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 139 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký là 778 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 90 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Năm 2009, mặc dù chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song Đức vẫn có 15 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn 112 triệu USD, tăng gần 2% so với năm 2008. Trên 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành có thế mạnh và khả năng cạnh tranh cao, như: cơ sở hạ tầng, giao thông, xử lý môi trường, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm, thông tin truyền thông, chế biến và chế tạo...
Các dự án đầu tư của Đức tại Việt Nam bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện có 22 tỉnh, thành của Việt Nam đã tiếp nhận các dự án đầu tư của Đức, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai. Một số tập đoàn lớn của Đức đã có dự án đầu tư tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Krupp-Polyius, Deutsche Bank, Siemens. Đặc biệt, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà Quốc hội Việt Nam... đang được hai bên hết sức quan tâm, chú ý.
Trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu và thường xuyên cho Việt Nam. Tổng ODA mà Đức cung cấp cho Việt Nam đạt trên 1,5 tỉ USD, đứng thứ 2 trong EU (sau Pháp). Ngay cả trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế hiện nay, Đức vẫn quyết định không cắt giảm viện trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2009 (Hội nghị CG 2009) được tổ chức vào đầu tháng 12-2009 tại Hà Nội, Đức cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam hơn 200 triệu USD trong tài khóa 2009-2010, chiếm gần 12,7% so với tổng mức cam kết vốn ODA của EU dành cho Việt Nam, tăng 17% so với năm tài khóa 2008-2009. Nguồn vốn ODA này được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam, như: xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực thể chế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo vệ môi trường...
Hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật
Năm 1996, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức đã ký nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung.
Năm 1998, Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đức cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục gửi nhiều sinh viên sang học ở Đức. Đức đã ký với Việt Nam một thỏa thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam.
Tháng 9-2008, trường Đại học Việt - Đức đã được khánh thành và đưa vào hoạt động. Dự kiến, trường Đại học Việt - Đức sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và là một biểu hiện cụ thể cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - CHLB Đức. Hiện, Đức dành cho Việt Nam khoảng 100 học bổng cấp Bang để đào tạo nghiên cứu sinh (nhiều nhất trong EU); giúp Việt Nam đào tạo gần 30 tiến sĩ, 40 thạc sĩ và hàng trăm cán bộ khoa học thông qua các chương trình hợp tác với tài trợ của Cơ quan trao đổi Viện Hàn lâm Đức, Quỹ Khoa học trẻ, Quỹ Đào tạo chuyên gia ngành công nghiệp, Quỹ Phát triển. Ngoài ra, Đức đã viện trợ cho Việt Nam một số trang thiết bị nghiên cứu với tổng giá trị 800 nghìn USD.
Hợp tác trong các lĩnh vực khác
Về lĩnh vực chính sách môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển đô thị, hai nước đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong vấn đề quản lý bền vững tài nguyên rừng, quản lý các rừng quốc gia cũng như bảo tồn đa dạng sinh học... Đức cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các dự án trồng rừng, gìn giữ đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái biển. Ngoài ra, với sáng kiến về khí hậu và môi trường (IKLU), Đức cam kết tích cực đóng góp cải thiện việc cung cấp và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, tận dụng những nguồn năng lượng mới…
Về lĩnh vực văn hóa, Việt Nam và Đức đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa vào năm 1990 nhằm thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, năm 1997, Đức thành lập một trung tâm văn hóa - Viện Gớt tại Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Việt Nam cũng thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật sang Đức phục vụ bà con Việt kiều tại Đức, qua đó giới thiệu nền nghệ thuật phong phú, đa dạng của Việt Nam tới công chúng Đức.
Năm 2010 được coi là năm đặc biệt trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, là “Năm Đức tại Việt Nam” và “Năm Việt Nam tại Đức”. Chuỗi sự kiện, chương trình hoạt động phong phú và đa dạng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... diễn ra ở hai nước đã kết nối giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của hai nước, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương Việt Nam - CHLB Đức.
Với quan hệ truyền thống lâu đời, khởi nguồn từ những giao lưu văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau..., chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken được kỳ vọng sẽ sớm đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - CHLB Đức lên tầm đối tác chiến lược. Kết quả của chuyến thăm sẽ góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng bền chặt, phát triển toàn diện, sâu rộng, ổn định lâu dài, vì sự hợp tác Á - Âu./.
Quan hệ chính trị, ngoại giao bền chặt
Ngày 23-9-1975, Việt Nam và CHLB Đức đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp, không ngừng được củng cố và mở rộng. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm CHLB Đức của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 10-2001), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 3-2004), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 3-2008). Về phía CHLB Đức, Thủ tướng Ghét-hác Xrô-ê-đơ (Gerhard Schroeder) đã thăm Việt Nam 2 lần (năm 2003 và 2004), Tổng thống Hốt-xơ Kô-lơ (Horst Kohler) đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, tháng 5-2007... Các chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển sâu rộng, hiệu quả.
Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc, phía Đức luôn hoan nghênh và ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam là một đối tác quan trọng của CHLB Đức trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao vai trò và vị trí của Đức - “trái tim châu Âu” - trong EU và trên thế giới.
Việt Nam - CHLB Đức có mối quan hệ gần gũi, thân thiện, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, có quan điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế, như: toàn cầu hóa, chống khủng bố, cải cách Liên hợp quốc..., thường xuyên ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế. Đức ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như trong việc mở rộng và tăng cường quan hệ mọi mặt với châu Âu và EU. Hai nước nhất trí xây dựng mối quan hệ Việt Nam - Đức trở thành quan hệ “đối tác toàn diện”.
Hợp tác kinh tế hiệu quả
Quan hệ ngoại giao, chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.
Những hiệp định, văn bản hai nước đã ký kết: Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (năm 1993); Tuyên bố chung về tăng cường mở rộng và tăng cường quan hệ Việt Nam - CHLB Đức (năm 1995); Nghị định thư về hợp tác và phát triển (năm 1995); Nghị định thư thỏa thuận Việt Nam nhận công dân nước mình không có quy chế định cư tại CHLB Đức trở về nước (năm 1995); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (năm 1995); Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không... |
Về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước hằng năm đều tăng. Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu và là nước nhập khẩu lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Năm 2009, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Đức chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào 27 nước EU. Trong quan hệ thương mại, Việt Nam vẫn xuất siêu đối với Đức theo tỷ lệ xuất/nhập trung bình là 2/1. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Đức theo thứ tự tổng giá trị bao gồm: giầy dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da, sành sứ, gốm... Đức là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới đối với cà phê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam. Những hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Đức chủ yếu là máy móc thiết bị, máy đo, các sản phẩm hóa học, sắt thép, điện tử, dược phẩm. Nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi GSP (trừ một số hàng nông sản, trong đó có gạo).
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt 3,47 tỉ USD, năm 2010 đạt 4,1 tỉ USD và dự kiến trong năm 2011 đạt 5 tỉ USD.
Về đầu tư và viện trợ phát triển, với nhiều lợi thế so sánh so với các nước trong khu vực, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức. Hiện có khoảng 210 doanh nghiệp và văn phòng đại diện các công ty của Đức hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 139 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký là 778 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 90 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Năm 2009, mặc dù chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song Đức vẫn có 15 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn 112 triệu USD, tăng gần 2% so với năm 2008. Trên 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành có thế mạnh và khả năng cạnh tranh cao, như: cơ sở hạ tầng, giao thông, xử lý môi trường, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm, thông tin truyền thông, chế biến và chế tạo...
Các dự án đầu tư của Đức tại Việt Nam bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện có 22 tỉnh, thành của Việt Nam đã tiếp nhận các dự án đầu tư của Đức, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai. Một số tập đoàn lớn của Đức đã có dự án đầu tư tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Krupp-Polyius, Deutsche Bank, Siemens. Đặc biệt, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà Quốc hội Việt Nam... đang được hai bên hết sức quan tâm, chú ý.
Trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu và thường xuyên cho Việt Nam. Tổng ODA mà Đức cung cấp cho Việt Nam đạt trên 1,5 tỉ USD, đứng thứ 2 trong EU (sau Pháp). Ngay cả trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế hiện nay, Đức vẫn quyết định không cắt giảm viện trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2009 (Hội nghị CG 2009) được tổ chức vào đầu tháng 12-2009 tại Hà Nội, Đức cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam hơn 200 triệu USD trong tài khóa 2009-2010, chiếm gần 12,7% so với tổng mức cam kết vốn ODA của EU dành cho Việt Nam, tăng 17% so với năm tài khóa 2008-2009. Nguồn vốn ODA này được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam, như: xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực thể chế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo vệ môi trường...
Hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật
Năm 1996, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức đã ký nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung.
Năm 1998, Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đức cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục gửi nhiều sinh viên sang học ở Đức. Đức đã ký với Việt Nam một thỏa thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam.
Tháng 9-2008, trường Đại học Việt - Đức đã được khánh thành và đưa vào hoạt động. Dự kiến, trường Đại học Việt - Đức sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và là một biểu hiện cụ thể cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - CHLB Đức. Hiện, Đức dành cho Việt Nam khoảng 100 học bổng cấp Bang để đào tạo nghiên cứu sinh (nhiều nhất trong EU); giúp Việt Nam đào tạo gần 30 tiến sĩ, 40 thạc sĩ và hàng trăm cán bộ khoa học thông qua các chương trình hợp tác với tài trợ của Cơ quan trao đổi Viện Hàn lâm Đức, Quỹ Khoa học trẻ, Quỹ Đào tạo chuyên gia ngành công nghiệp, Quỹ Phát triển. Ngoài ra, Đức đã viện trợ cho Việt Nam một số trang thiết bị nghiên cứu với tổng giá trị 800 nghìn USD.
Hợp tác trong các lĩnh vực khác
Về lĩnh vực chính sách môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển đô thị, hai nước đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong vấn đề quản lý bền vững tài nguyên rừng, quản lý các rừng quốc gia cũng như bảo tồn đa dạng sinh học... Đức cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các dự án trồng rừng, gìn giữ đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái biển. Ngoài ra, với sáng kiến về khí hậu và môi trường (IKLU), Đức cam kết tích cực đóng góp cải thiện việc cung cấp và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, tận dụng những nguồn năng lượng mới…
Về lĩnh vực văn hóa, Việt Nam và Đức đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa vào năm 1990 nhằm thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, năm 1997, Đức thành lập một trung tâm văn hóa - Viện Gớt tại Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Việt Nam cũng thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật sang Đức phục vụ bà con Việt kiều tại Đức, qua đó giới thiệu nền nghệ thuật phong phú, đa dạng của Việt Nam tới công chúng Đức.
Năm 2010 được coi là năm đặc biệt trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, là “Năm Đức tại Việt Nam” và “Năm Việt Nam tại Đức”. Chuỗi sự kiện, chương trình hoạt động phong phú và đa dạng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... diễn ra ở hai nước đã kết nối giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của hai nước, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương Việt Nam - CHLB Đức.
Với quan hệ truyền thống lâu đời, khởi nguồn từ những giao lưu văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau..., chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken được kỳ vọng sẽ sớm đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - CHLB Đức lên tầm đối tác chiến lược. Kết quả của chuyến thăm sẽ góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng bền chặt, phát triển toàn diện, sâu rộng, ổn định lâu dài, vì sự hợp tác Á - Âu./.
Theo số liệu thống kê của Tổng
cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tháng
8-2011 đạt 297 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 61,2% so
với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Đức 8 tháng đầu năm 2011 đạt 2 tỉ USD, tăng 44,9% so với
cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của cả nước 8 tháng đầu năm 2011. Trong 8 tháng đầu năm 2011, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: sắt thép các loại đạt 547,6 nghìn USD, tăng 383,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,03% trong tổng kim ngạch; mặt hàng giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 1,9 triệu USD, tăng 285,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,09% trong tổng kim ngạch; cao su đạt 82 triệu USD, tăng 68,8% so với cùng kỳ, chiếm 4% trong tổng kim ngạch; hàng rau quả đạt 7 triệu USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch. |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Hà Nội thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (11/10/2011)
Tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên trong thời kỳ mới  (11/10/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Thái-lan Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn  (11/10/2011)
Thông báo Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (11/10/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên