Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới
Đó là một số kết quả về bình đẳng giới ở nước ta, được đưa ra tại Hội thảo giới thiệu Báo cáo Đánh giá tình hình Giới của Việt Nam do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tổ chức tại Thành phố Hội An (Quảng Nam) vào ngày 21-9-2011.
Ông Đa-ni-en Môn (Daniel Mont), chuyên gia cao cấp về nghèo đói của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu: Với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao về nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tồn tại, nhiều thách thức: tỷ lệ nghèo của người già tập trung vào nữ giới; khoảng cách giới trong một số nhóm dân tộc thiểu số khá cao; nam giới tham gia nhiều hơn trong các chương trình đào tạo liên quan đến chế tạo, sản xuất và xây dựng; tài liệu giáo dục theo những khuôn mẫu áp đặt về giới tính. Bên cạnh đó, vấn đề HIV/AIDS và bạo lực vẫn còn ở mức cao, tỷ lệ bạo hành thể xác chiếm 31,5% và tỷ lệ bạo hành tinh thần chiếm đến hơn 50%. Trong lĩnh vực lao động việc làm, phụ nữ thường phải làm công việc dễ bị tổn thương, do làm ở khu vực kinh tế phi chính thức, công việc kinh doanh cá thể, công việc gia đình không được trả lương; tỷ lệ rời bỏ lao động nông nghiệp ở nữ thấp hơn nam giới; phụ nữ vẫn là đối tượng đầu tiên bị cắt giảm công việc khi khủng hoảng kinh tế diễn ra. Tỷ lệ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị còn thấp….
Báo cáo cũng đưa ra 4 nhóm khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam tiếp tục hướng tới bình đẳng giới, bao gồm: nhóm khuyến nghị mang tính xuyên suốt là tăng cường thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của nam giới khi giải quyết các vấn đề giới; tăng cường nghiên cứu dữ liệu phục vụ cho công tác theo dõi và phân tích các vấn đề giới; khuyến nghị sửa lại chương trình giáo dục, tài liệu, sách giáo khoa để thúc đẩy bình đẳng giới; thúc đẩy sự đáp ứng đa diện, đa ngành để giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới; khuyến nghị tăng cường hoạt động đào tạo và các cơ chế khuyến khích phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau; giải quyết vấn đề gánh nặng công việc gấp đôi đối với phụ nữ thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng và hỗ trợ chính sách....
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, Báo cáo đánh giá tình hình giới của Ngân hàng Thế giới là một trong những nguồn tài liệu nghiên cứu và tham khảo đáng quan tâm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam, trong bối cảnh đất nước đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Mục đích của Hội thảo hướng tới bình đẳng giới bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn tới./.
Sẽ có một đại lễ hoành tráng kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định  (22/09/2011)
Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ  (22/09/2011)
Ra mắt Lãnh sự quán nước Cộng hòa Man-ta tại Thành phố Hồ Chí Minh  (22/09/2011)
Ông Nguyễn Đức Hiền giữ chức Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (22/09/2011)
Hà Nội đạt mức tăng trưởng GDP 9,4%  (21/09/2011)
Việt Nam ủng hộ việc củng cố cộng đồng ASEAN  (21/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên