Phê bình, xử lý kỷ luật nếu chậm tổ chức, thực hiện hoặc vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập
Tham dự cuộc làm việc có Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, lãnh đạo các bộ, ngành và các cán bộ chủ chốt của Thanh tra Chính phủ.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, 8 tháng đầu năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 5.950 cuộc thanh tra hành chính và 64.788 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan thanh tra đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế là 4.585 tỉ đồng, 1.972 ha đất, kiến nghị thu hồi 1.476 tỉ đồng, 1.937 ha đất, đề nghị xử lý kỷ luật hành chính với 275 tập thể, 766 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 29 vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính 196.438 tổ chức, cá nhân với số tiền 1.361 tỉ đồng (đã thu hồi 119 tỉ đồng).
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 78 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đang tiến hành thanh tra, xác minh 27 vụ việc. Các bộ ngành, địa phương đã giải quyết 31.077 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 74,59%. Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 106 tỉ đồng, 975 ha đất, trả lại quyền lợi chính đáng cho 368 người, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 181 người, chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 vụ, 11 người.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 319 của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tập trung kiểm tra, giải quyết 650/1.255 vụ việc (chiếm 51,79%) vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng các cấp, các ngành tiếp tục được hướng dẫn thực hiện các giải pháp như kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, thực hiện chế độ, định mức, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, trả lương qua tài khoản…
Đến nay, đã có 13 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 11 địa phương báo cáo hoàn thành 100% việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2010. Đã có thêm 135.482 người kê khai lần đầu, 585.441 người kê khai bổ sung, có 3 trường hợp xử lý kỷ luật do vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập, 9 cá nhân và người đứng đầu bị phê bình do chậm tổ chức, thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngành Thanh tra cần tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện Luật Thanh tra (sửa đổi) đã có hiệu lực, nghiên cứu các chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ để kịp thời bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kết.
Phó Thủ tướng lưu ý, ngành Thanh tra sớm khắc phục tồn tại như các cuộc thanh tra kéo dài, kết luận lớn nhưng thu hồi ít…
Toàn bộ 21.000 cán bộ thanh tra trong cả nước cần đi đầu trong phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho dân, có kiến thức sâu rộng ở các lĩnh vực, giữ gìn đạo đức, lối sống, vững vàng chuyên môn, bản lĩnh để bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý.
Về chương trình, nội dung công tác thanh tra năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thanh tra Chính phủ cần hoàn chỉnh nội dung, chương trình báo cáo Thủ tướng kế hoạch thanh tra, tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ, ngành; xem xét, bổ sung nội dung thanh tra, đặc biệt là thanh tra đất đai, tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Bên cạnh đó, ngành Thanh tra cần phối hợp với các cơ quan ban ngành trong việc đôn đốc các cơ quan, đối tượng thanh tra chấp hành nghiêm kết luận thanh tra./.
Mỹ công bố kế hoạch giúp thu về 3.600 tỉ USD  (20/09/2011)
Việt Nam và Trung Quốc chủ trương đưa hợp tác quốc phòng - quân sự đi vào chiều sâu  (20/09/2011)
Hội nghị trao đổi công tác giữa Ban Tổ chức Trung ương với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương  (20/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam