Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-4-2011 đến ngày 1-5-2011)
1. Trung Á - vùng Vịnh thiết lập hành lang giao thông
Ngày 25-4-2011, tại thủ đô Át-ga-bát (Ashgabat) của Tuốc-mê-ni-xtan (Turkmenistan), Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung Á và vùng Vịnh gồm: Tuốc-mê-ni-xtan, U-zơ-bê-ki-xtan (Uzebekistan), I-ran (Iran), Ô-man (Oman) cùng Thứ trưởng Ngoại giao Qua-ta (Qatar) đã ký Hiệp định liên chính phủ về việc thiết lập hành lang giao thông - trung chuyển quốc tế giữa các khu vực Trung Á và vịnh Ba Tư. Hành lang này sẽ gồm một tuyến đường sắt nối U-zơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan và I-ran và một tuyến đường biển từ các cảng Ben-đơ A-bát (Bender Abbas) và Cha-khờ-ba-kha (Chakhbakhar) của I-ran tới các cảng của Ô-man và Qua-ta. Theo các chuyên gia, việc thiết lập hành lang giao thông - trung chuyển này đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và sẽ hỗ trợ việc hiện thực hóa hiệu quả hơn tiềm năng phát triển to lớn tại các khu vực này.
2. IEA triển khai lộ trình công nghệ mạng năng lượng thông minh trên toàn cầu
Lộ trình mạng năng lượng thông minh của IEA nhằm bảo đảm tương lai năng lượng an toàn, hiệu quả và bền vững trên toàn cầu. |
Ngày 26-4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã triển khai lộ trình mạng năng lượng thông minh nhằm bảo đảm tương lai năng lượng an toàn, hiệu quả và bền vững trên toàn cầu. Nghiên cứu của IEA nhấn mạnh việc triển khai rộng rãi mạng năng lượng thông minh có tầm quan trọng cấp thiết để bảo đảm an ninh năng lượng an toàn và bền vững hơn, đáp ứng được nhu cầu năng lượng tăng nhanh và tiết kiệm năng lượng. Mạng năng lượng thông minh sẽ giám sát và quản lý quá trình truyền tải điện từ tất cả các các nguồn sản xuất để đáp ứng nhu cầu điện rất khác nhau của người sử dụng. Lộ trình mạng năng lượng thông minh đã dành được sự đồng thuận của hơn 200 đại diện các chính phủ, học giả, giới công nghiệp và tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu về tiến trình triển khai và mở rộng từ nay đến năm 2050.
Ngày 26-4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo "Lạm phát giá lương thực toàn cầu và châu Á đang phát triển", trong đó, nêu rõ việc giá lương thực toàn cầu leo thang, đặc biệt với mức tăng kỷ lục trong hai tháng đầu năm 2011, đang một lần nữa đẩy hàng triệu người dân ở các nước châu Á đang phát triển vào cảnh cùng cực. ADB cho rằng việc giá nhiều mặt hàng lương thực chủ yếu ở nhiều nước châu Á tăng nhanh và kéo dài kể từ giữa năm 2010, cộng với giá dầu thô hồi tháng 3 đạt mức tăng cao nhất trong vòng 31 tháng qua, đang tạo ra bước thụt lùi nghiêm trọng cho khu vực vốn phục hồi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
4. ILO phổ cập toàn cầu chế độ quản lý an toàn và sức khỏe ở nơi làm việc
Theo ILO, OSHMS là biện pháp sống còn để giảm tai nạn lao động và các bệnh liên quan tới nghề nghiệp. |
Trong nghiên cứu mới nhất công bố ngày 26-4, nhân Ngày Thế giới vì an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc (28-4), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêu gọi áp dụng trên toàn cầu các chế độ quản lý an toàn và sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc (OSHMS). Theo đó, ILO đã đề xuất đường lối từng bước áp dụng OSHMS, các phương thức áp dụng cụ thể ở cấp quốc gia và cơ sở, đặc biệt trong những ngành có rủi ro nghề nghiệp cao. ILO khẳng định áp dụng các chế độ này là biện pháp sống còn để giảm tai nạn lao động và các bệnh liên quan tới nghề nghiệp. Theo số liệu của ILO, trung bình hàng năm thế giới có tới 337 triệu vụ tai nạn nghề nghiệp làm 2,3 triệu người chết. Tính trung bình mỗi ngày trên toàn cầu có tới 6.300 người chết do tại nạn nghề nghiệp.
5. Tưởng niệm 25 năm thảm họa Tréc-nô-bưn
Ngày 26-4, U-crai-na và nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhân dân nhiều nước trên thế giới tổ chức tưởng niệm 25 năm ngày xảy ra thảm họa Tréc-nô-bưn (26-4-1986 – 26-4-2011).
6. Hội nghị ASDOM lần thứ ba tại In-đô-nê-xi-a
Từ ngày 27 đến ngày 29-4, với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc phòng các nước ASEAN và cộng đồng toàn cầu đang đối mặt với những thách thức mới," Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao các nước ASEAN (ASDOM) lần thứ ba đã diễn ra tại thành phố Y-ô-ghi-a-ca-ta, In-đô-nê-xi-a (Yogyakarta).Ngoài đại diện các nước thành viên ASEAN, tham dự Hội nghị còn có đại diện các nước đối thoại ASEAN là Mỹ, Ô-xtrây-li-a (Australia), Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và Niu Di-lân (New Zealand). Trong diễn văn khai mạc, Phó Thống soái E-rít Ha-ri-y-an-tô (Eris Hariyanto) nhấn mạnh Hội nghị lần này nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong khu vực do vai trò của ASEAN đang gia tăng, trong bối cảnh tình hình an ninh toàn cầu đang trở nên phức tạp và khó dự đoán.Tuyên bố chung trong lĩnh vực quốc phòng sẽ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) dự kiến diễn ra vào tháng năm.
7. Bão kinh hoàng tại miền Trung và Nam nước Mỹ, hơn 300 người chết
Trong hai đêm liên tiếp 27 và 28-4, các bang miền Trung và miền Nam nước Mỹ tiếp tục hứng chịu những cơn bão kèm lốc xoáy dữ dội, được đánh giá là kinh hoàng nhất trong gần 40 năm qua ở Mỹ, tàn phá một vùng rộng lớn và cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Tính đến sáng 29-4 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong đợt thiên tai này ở Mỹ là 305 người.
8. Lạm phát cao, phát triển nóng đe dọa tăng trưởng của châu Á
Lạm phát cao, phát triển
nóng
đe dọa tăng trưởng của châu
Á.
|
Ngày 28-4, trong báo cáo mới nhất về “Triển vọng kinh tế châu Á", Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định trong năm 2011, các nền kinh tế châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh do xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao nhưng những hiểm họa mới đang nổi lên, trong đó, có nguy cơ lạm phát và phát triển quá nóng, đang đe dọa nghiêm trọng tiến trình này. Trong bối cảnh này, IMF kêu gọi các nền kinh tế châu Á siết chặt các chính sách kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, các nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao cần thắt chặt chính sách tiền tệ và thực hiện các biện pháp vĩ mô thận trọng bao gồm củng cố tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái linh hoạt để tránh các tác động tiêu cực đến "sức khỏe" của nền kinh tế.
Ngày 28-4, Liên minh châu Phi (AU), Mạng lưới hạt giống châu Phi với sự hỗ trợ của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã thiết lập Mạng lưới các phòng thí nghiệm hạt giống cây nông nghiệp toàn Phi (FAST) nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên toàn châu lục này. AU và FAO nhấn mạnh hạt giống kém chất lượng gây hưởng tới năng suất là một trong những rào cản lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp nhằm giảm đói nghèo ở châu Phi. FAST sẽ đẩy mạnh kiểm soát và khảo nghiệm chất lượng hạt giống. Ngoài ra, thể chế này cũng giúp tăng cường trao đổi bộ sưu tập gien các giống cây nông nghiệp và hoa màu có những đặc tính nổi trội về năng suất và chất lượng cũng như những đổi mới trong công nghệ của các phòng thí nghiệm hạt giống giữa các nước châu Phi.
10. FDI năm 2010 của các nước đang phát triển đạt kỷ lục
Ngày 28-4, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của các công ty thuộc các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm 2010 đã đạt mức cao kỷ lục cả về nguồn vốn cũng như thị phần trong tổng FDI toàn cầu. Theo số liệu trong nghiên cứu mới nhất của UNCTAD về “Các xu hướng đầu tư toàn cầu” năm 2010, tổng đầu tư FDI toàn cầu đạt 1.300 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2009, trong đó đầu tư từ các công ty của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi đạt gần 380 tỉ USD, chiếm 28%. Tuy nhiên, UNCTAD cảnh báo những rủi ro đe dọa tiến trình này đang tăng lên, như những bất trắc khó lường trong quản trị kinh tế thế giới trong bối cảnh cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, nguy cơ lạm phát và biến động tiền tệ cao, khủng hoảng nợ quốc gia, giá lương thực, nhiên liệu và hàng hóa tăng cao.
12. Liên hợp quốc kêu gọi hành động để loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học
Trong thông điệp nhân "Ngày tưởng nhớ tất cả các nạn nhân chiến tranh hóa học" (29-4) hàng năm, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) đã kêu gọi thế giới cùng hành động để thúc đẩy tiến bộ đã đạt được cho đến nay nhằm tiến tới loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học trên toàn cầu và thực thi đầy đủ Công ước quốc tế cấm sử dụng và tàng trữ loại vũ khí này.
13. Lào tiến hành bầu cử Quốc hội khóa 7
Ngày 30-4, hơn 3,2 triệu cử tri trong nước Lào đã đi bỏ phiếu để lựa chọn 132 đại biểu Quốc hội khóa VII trong số 190 ứng cử viên. Tại thủ đô Viên-chăn, từ sáng sớm, từ các đại lộ Xu-pha-nu-vông, Cay-sỏn Phôm-vi-hản đến những con phố nhỏ của thủ đô đã rộn rã tiếng cười, tiếng nói của người dân đổ về các hòm phiếu để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia Lào, không khí tưng bừng và thiêng liêng của ngày bầu cử cũng đã lan tỏa tới cử tri ở khắp 17 khu vực bầu cử, từ tỉnh A-to-pu ở Nam Lào cho đến Luông Pha-băng, Phông-xa-lì, Xiêng Khoảng, ở Bắc Lào... ở đâu nhân dân cũng được sống trong ngày hội. Kể cả những người Lào làm việc tại Băng Cốc, Hà Nội và Phnôm Pênh cũng được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
14. Tuần hành nhân Ngày Quốc tế Lao động tại châu Á
Hàng trăm người tại
Khu hành chính đặc biệt
Hồng Kông đã đổ ra
đường kêu gọi chính quyền
có luật lao động mạnh
hơn.
|
Nhân Ngày Quốc tế Lao động 1-5, từ In-đô-nê-xi-a tới Hàn Quốc, hàng nghìn người đã xuống đường trên khắp châu Á để yêu cầu được bảo đảm quyền lợi và lương bổng cao hơn trong bối cảnh giá sinh hoạt không ngừng leo thang hiện nay. Tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông của Trung Quốc, khoảng 4.000 người đã tham gia cuộc tuần hành náo nhiệt kêu gọi chính quyền có luật lao động mạnh hơn. Tại thủ đô Xê-un của Hàn Quốc, ít nhất 50.000 người lao động đã xuống đường yêu cầu được trả lương cao hơn và bảo đảm an sinh việc làm. Cuộc tuần hành diễn ra hòa bình và hàng nghìn cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ trật tự. Tại Phi-líp-pin, nhiều cuộc tuần hành cũng đã diễn ra tại thủ đô Ma-ni-la và các thành phố lớn khác với sự tham gia của đông đảo người lao động yêu cầu cải thiện lương bổng và phúc lợi xã hội.
Ngày 1-5, Pháp đã tiếp quản chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và sẽ đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch quốc tế chống nhà lãnh đạo Li-bi Mô-a-mơ Ca-đa-phi (Moammer Kaddafi) cũng như xử lý cuộc khủng hoảng mới tại Xy-ri.
WB tái cam kết ưu tiên các
hoạt động
xóa đói nghèo ở các nước
đang phát triển.
|
Ngày 1-5, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tái cam kết ưu tiên các hoạt động của WB xóa đói nghèo ở các nước đang phát triển. Tuyên bố trên được đưa ra hai tuần sau khi có báo cáo của Nhóm chuyên gia đánh giá độc lập về hiệu quả của WB trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu.Nhóm chuyên gia nhấn mạnh mặc dù 86% các dự án đầu tư của Công ty Tài chính quốc tế (IFC), cơ quan chuyên trách cung cấp tín dụng của WB về xóa đói nghèo, đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước có dự án, nhưng 60% số dự án này không tạo được các cơ hội cho người nghèo thoát nghèo.IFC cho biết: ưu tiên đầu tư của IFC vào xóa đói nghèo ở các nước đang phát triển sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực chính: quản lý đất đai và nguồn nước, các thị trường và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, an ninh lương thực và những người dễ bị tổn thương về xã hội, năng lực công nghệ./.
Cán bộ làm gì hay không làm gì?  (09/05/2011)
Phải chăng là tự gây nên “gió” để tiện bẻ “măng”?  (09/05/2011)
Phải chăng cũng là “tứ chứng nan y”?  (09/05/2011)
Uể oải như công sở "ngái... nghỉ” sau ngày Tết  (09/05/2011)
Quà Tết hay “nịnh” Tết?  (09/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên