Ngành điện tiếp nhận lưới hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn! Tại sao không?
Mạng lưới điện nông thôn
đang cần đầu tư mạnh - Ảnh: Đăng Duy |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang triển khai mạnh mẽ chương trình “Điện lực tiếp nhận lưới điện hạ áp ở khu vực nông thôn để đầu tư, cải tạo và bán điện trực tiếp đến tận hộ nông dân”. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ hoàn thành chương trình trên phạm vi toàn quốc. Đây không phải là lần đầu tiên EVN có chủ trương bán lẻ điện đến từng hộ dân, vì đến thời điểm tháng 8-2008, ngành điện đã bán lẻ tại 3.854/8.843 xã trên toàn quốc (43,58%) với gần 5,73/13,1 triệu hộ dân nông thôn (43,7%).
Chương trình triển khai lần này (8-2008) đến nay, ngành điện đã làm việc và nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo bộ, ngành chủ quản, các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước. Đặc biệt là sự quan tâm và ủng hộ của đại đa số người dân nông thôn có mức thu nhập trung bình và thấp (chiếm khoảng 80% số hộ nông thôn). Tuy nhiên, ở một vài nơi cũng có một số người, trong đó có cán bộ lãnh đạo còn nghi ngại vấn đề này, có thể do chưa nghiên cứu kỹ, chưa hiểu rõ cái lợi chung của việc ngành điện tiếp nhận lưới điện nông thôn để bán lẻ trực tiếp.
Vậy ai lợi và lợi như thế nào?
Sau nhiều lần trong nhiều năm, Nhà nước điều chỉnh tăng giá bán điện, nhưng giá bán điện cho sinh hoạt ở nông thôn vẫn giữ nguyên ở mức 390 đ/kWh (chưa có VAT), chưa bằng một nửa giá thành của EVN, chỉ bằng từ 1/2 đến 1/3, thậm chí 1/4 giá mà EVN phải mua của các doanh nghiệp khác, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và mua ngoài nước. Ngành điện tiếp nhận và bán lẻ trực tiếp đến hộ dân, xét về góc độ kinh tế có một số lợi ích sau: Năm 2007, EVN bán tổng cho khu vực nông thôn, giá điện cho sinh hoạt là 390 đ/kWh, VAT nộp cho Nhà nước tương ứng 39 đ/kWh. Theo thống kê của các công ty điện lực (nơi có ngành điện bán lẻ trực tiếp), giá bán điện bình quân cho sinh hoạt ởkhu vực này là 640 đ/kWh (trong đó 80% số hộ giá 550 đ/kWh), VAT tương ứng là 64 đ/kWh, chênh lệch +25 đ/kWh. Cũng tại khu vực nôngthôn, sản lượng điện thương phẩm giá 390 đ/kWh của toàn EVN là khoảng 7 tỉ kWh, nếu tốc độ tăng phụ tải 12% thì đến năm 2010 là 12 tỉ kWh, như vậy thuế tăng thêm do EVN thu nộp vào ngân sách nhà nước là: 12 tỉ kWh x 25 đ/kWh = 300 tỉ đồng. Nếu tính cả số hộ đã tiếp nhận để bán lẻ (43,5%) trước tháng 8-2008 thì số tiền VAT, EVN nộp ngân sách sẽ khoảng 530 tỉ đồng.
Theo các số liệu thống kê, hiện nay tổn thất điện năng của các tổ chức bán điện cho nông thôn ngoài ngành điện là khoảng 20% - 25%. Ngành điện bán lẻ trực tiếp (có đầu tư cải tạo lưới và quản lý chặt chẽ) tổn thất khoảng từ 6% - 7% (nếu đầu tư tốt chỉ khoảng 5%). Như vậy, nếu ngành điện trực tiếp quản lý và bán lẻ thì tổn thất điện ở khu vực nông thôn giảm được khoảng 13% - 15%. Đến năm 2010, nếu để các tổ chức khác bán (như hiện nay), mức tổn thất khoảng 20% thì lượng điện năng tổn thất là 2,4 tỉ kWh, như vậy chính người tiêu dùng là nông dân phải gánh chịu giá mua cao. Nếu ngành điện nhận quản lý, cải tạo và bán điện trực tiếp thì lượng điện năng tổn thất khoảng 0,84 tỉ kWh, giảm được 1,56 tỉ kWh. Để có lượng điện năng này, phải phát điện liên tục 24/24h cả năm của một nhà máy công suất 180 MW. Chỉ cần phát 6 giờ cao điểm/ngày thì phải có 1 nhà máy công suất 720 MW, gấp hơn 6 lần Nhà máy Thủy điện Thác Bà, gấp hơn 2 lần công suất Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang, đồng thời không phải đầu tư lưới điện truyền tải, phân phối để chuyển tải lượng điện tổn thất trên.
Trong từng thời kỳ, ngân sách địa phương vẫn phải bỏ ra để đầu tư cho lưới điện nông thôn theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ví dụ Dự án RE II, các tỉnh vay vốn của WB đầu tư cho lưới điện hạ áp nông thôn với số vốn hàng nghìn tỉ đồng (Riêng tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 300 tỉ đồng). Chất lượng điện năng chắc chắn được bảo đảm khi ngành điện quản lý trực tiếp, không như các hợp tác xã dịch vụ điện hiện nay chỉ biết khai thác, không bỏ vốn đầu tư nâng cấp, nhiều nơi điện không sáng bằng đèn dầu, nến... Các máy móc nông cụ, dịch vụ và sinh hoạt không sử dụng được, tình trạng “ăn đèn, ngủ điện” thường xuyên xảy ra.
Nếu ngành điện tiếp nhận lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn, thì cả “3 nhà”: Nhà nông - Nhà nước - Nhà điện đều có những lợi ích cơ bản như sau: Khoảng 80% số hộ dân có mức sống trung bình và thấp sẽ được hưởng lợi do chỉ phải mua điện với giá 550 đồng/kWh cộng với 10% thuế VAT thay vì phải mua với giá khoảng 700 đồng/kWh, có nơi trên 1.000 đồng/kWh như hiện nay.
Đối với nhà nông: Chất lượng điện năng được bảo đảm, điện được cung cấp ổn định hơn. Nhà nông không phải đóng góp tiền đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa lưới điện hư hỏng do thiên tai, bão lũ, lốc lớn...; nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hệ thống công tơ đếm điện chính xác và giá điện thống nhất trên toàn quốc của Chính phủ bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong việc sử dụng điện. Ngành điện có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ trong quản lý bán điện sẽbảo đảm an toàn cao chongười nông dân sử dụngđiện.
Đối với Nhà nước: Việc ngành điện tiếp nhận lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X và các nghị quyết của địa phương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo ra một bộ mặt mới của nông thôn Việt Nam khi được sử dụng điện như ở các thành thị. Nhà nước không phải chi ngân sách lớn để đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn; tránh được sự bức xúc kiện tụng của người dân nông thôn khi hệ thống điện hạ áp ở nông thôn được bảo đảm do đã có chuyên ngành điện lực lo; tăng được nguồn thu đáng kể vào ngân sách (do tăng thuế VAT giá điện).
Đối với ngành điện: Những khó khăn của ngành sẽ rất lớn khi tiếp nhận và bán lẻ trực tiếp cho hàng chục triệu hộ nông dân. Đó là bỏ tiền đầu tư lớn để xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện nông thôn, quản lý phức tạp hơn... Nhưng cái lợi là: Thực hiện tốt chủ trương quan trọng của Đảng và Chính phủ giao trong việc bảo đảm cấp điện đủ, an toàn, chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao được giá bán điện để bù đắp cho chi phí vay và trả nợ các nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia; tiết kiệm được nguồn năng lượng ngày càng quý hiếm và quan trọng hàng đầu của quốc gia do giảm được tổn thất điện năng, không phải đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng cho xây dựng nhà máy phát điện chỉ để bù vào phần tổn thất đó; tăng nộp ngân sách cho Nhà nước; rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nâng cao chất lượng quản lý, kinh doanh điện năng, nâng cao được uy tín của ngành điện đối với xã hội./.
Những kế hoạch kích thích kinh tế của các nước châu Âu  (13/01/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 5-1 đến 11-1-2009)  (12/01/2009)
Vì một châu Á - Thái Bình Dương phát triển, hòa bình, thịnh vượng  (12/01/2009)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chu-ma-li Xay-nha-xỏn và Thủ tướng Bu-xỏn Búp-phả-văng  (12/01/2009)
Điều cấm thứ ba  (12/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên