Thông cáo số 20 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII
Ngày 10-11-2008, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật lý lịch tư pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Trong buổi thảo luận đã có 26 vị đại biểu Quốc hội của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật;
- Mục đích và đối tượng quản lý lý lịch tư pháp;
- Phiếu lý lịch tư pháp, quyền yêu cầu và từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Việc thành lập và nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp;
- Trách nhiệm của Trung tâm lý lịch tư pháp cấp tỉnh trong tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích;
- Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án;
- Mô hình tổ chức của cơ quan cung cấp lý lịch tư pháp;
- Cập nhật thông tin trong trường hợp người bị kết án đương nhiên được xoá án tích và quy định giao Trung tâm lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với các trường hợp này;
- Xây dựng hệ thống quản lý và cơ quan quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp;
- Về cải cách hành chính việc giao, bổ sung chức năng quản lý lý lịch tư pháp cho ngành công an;
- Quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp;
- Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Về điều khoản chuyển tiếp…
Buổi chiều,
1- Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2009.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển nội dung. Quốc hội đã nghe:
- Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đọc Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2009.
- Uỷ viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã đọc dự thảo Nghị quyết.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 3, Điều 4 và toàn bộ Nghị quyết.
2- Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển nội dung.
Trong thời gian thảo luận đã có 20 vị đại biểu Quốc hội của 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Phạm vi điều chỉnh của luật;
- Việc thành lập cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
- Chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện;
- Cơ sở vật chất, quốc huy, quốc kỳ và hệ thống nhận diện;
- Tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí của cơ quan đại diện;
- Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện;
- Bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện;
- Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc chỉ đạo, quản lý giám sát hoạt động của cơ quan đại diện;
- Quản lý nhà nước đối với các cơ quan đại diện…
Thứ ba, ngày 11-11-2008, Quốc hội làm việc tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp để cử tri và đồng bào cả nước cùng theo dõi./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Do đâu nước Mỹ bầu chọn Ba-rắc Ô-ba-ma làm Tổng thống?  (10/11/2008)
Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ, năm 2008  (10/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên