Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Đông Á lần thứ nhất
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Đông Á lần thứ nhất đã khai mạc tại Hà Nội, chiều 9-10, với sự tham gia của Bộ trưởng 16 nước, gồm: Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Niu Di-lân, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam.
Hội nghị còn là dịp quan trọng để Bộ trưởng Môi trường các nước Đông Á chia sẻ những quan điểm và chính sách cơ bản của các nước trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng.
Trong Phát biểu tuyên bố khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: nhân loại đang phải đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng do những nguyên nhân chủ yếu là tiêu thụ năng lượng, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình sa mạc hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát. Hậu quả biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là rất lớn và không loại trừ quốc gia nào.
Chính vì nhận thức rõ mối đe dọa đó mà “đảm bảo bền vững về môi trường” đã trở thành 1 trong 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nêu trong Tuyên bố Thiên niên kỷ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2000. Tuy nhiên, cho đến nay, môi trường vẫn đang tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng, gần đây, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra, mà nguyên nhân sâu xa là do biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Trong 10 năm qua (1996-2005), bình quân mỗi năm thiên tai ở Việt Nam làm khoảng 800 người chết và mất tích, gây thiệt hại về tài sản khoảng 1-2% GDP. Theo một số dự báo, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và đang tích cực triển khai Định hướng chiến lược phát triển bền vững, đồng thời tích cực và chủ động tham gia các hoạt động quốc tế trong phòng chống tác hại của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.
Các quốc gia trong khu vực Đông Á có nhiều điểm tương đồng và có quan hệ gần gũi về địa lý, kinh tế, xã hội và văn hoá; có quá trình hợp tác lâu dài trong nhiều lĩnh vực như kinh tế và văn hoá, vì thế, Hội nghị Bộ trưởng Đông Á lần đầu tiên này sẽ đặt nền móng cho quá trình hợp tác toàn diện trong một lĩnh vực mới – lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực Đông Á bền vững về môi trường.
Thái Lan lún sâu vào khủng hoảng chính trị  (09/10/2008)
IMF: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm mạnh  (09/10/2008)
ASEAN tin tưởng hệ thống tài chính khu vực sẽ trụ vững  (09/10/2008)
Kỷ niệm 54 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và biểu dương "Người tốt, việc tốt" năm 2008  (09/10/2008)
Chính trường Thái Lan: Sóng gió chưa tan  (09/10/2008)
Ngày hội Giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc  (09/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên