IMF: Các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng âm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định ngày 6-11, các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng âm trong cả năm 2009, với tỷ lệ âm 0,3%.
Đây là lần đầu tiên định chế tài chính gồm 185 quốc gia thành viên này đưa ra con số dự báo như vậy kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo bản cập nhập báo cáo Viễn cảnh kinh tế thế giới (WEO) tháng 10 của IMF, cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu hiện nay sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm 2009. Trong báo cáo WEO công bố 6 tháng một lần cách đây một tháng, IMF còn ước tính tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển và toàn cầu lần lượt là 0,5% và 3%.
IMF khẳng định những triển vọng đối với tăng trưởng toàn cầu đã giảm mạnh trong tháng qua, do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính vẫn tiếp diễn đồng thời niềm tin của nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng giảm sút.
IMF cũng dự báo mức tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ là âm 0,7% trong năm tới, giảm mạnh so với mức dự đoán tăng trưởng 0,1% cách đây 1 tháng. Theo IMF, sở dĩ có tình trạng trên là do "phản ứng của các hộ gia đình đối với những tài sản tài chính và bất động sản đang mất giá, cũng như tình trạng tài chính eo hẹp hơn".
Trong khi đó, dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 của IMF cũng là âm 0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó và cũng dự báo hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này là Đức và Pháp cũng giảm sút tăng trưởng với tỷ lệ lần lượt là âm 0,8% và âm 0,5%.
Tại châu Á, các nước đang phát triển trong khu vực cũng không đi ngược lại xu hướng suy giảm chung toàn cầu. Theo dự báo của IMF, các quốc gia Đông Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chỉ tăng trưởng 7,1%, giảm 0,6% so với ước tính trước đây. Tuy nhiên, IMF nhận định tốc độ tăng trưởng bùng nổ tại khu vực này sẽ tiếp tục dù có chậm lại.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2009 sẽ là 8,5%, trong khi Ấn Độ là 6,3%. Tuy nhiên, Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất tại châu Á - dự kiến sẽ tăng trưởng âm, với tỷ lệ âm 2%, giảm mạnh so với ước tính 0,5% hồi tháng 10./.
Mỹ đẩy nhanh chương trình cứu trợ kinh tế  (08/11/2008)
Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị  (08/11/2008)
Thông cáo số 18 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (07/11/2008)
Bản thông điệp đầu tiên của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép  (07/11/2008)
Hội nghị cấp cao Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam  (07/11/2008)
Nước Nga Xô-viết từ thuở ấy đến hôm nay  (07/11/2008)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay