Phát huy lợi thế hợp tác xã trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Lễ khai mạc Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 với chủ đề “Phát huy lợi thế hợp tác xã trong khủng hoảng tài chính toàn cầu” và Diễn đàn hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5 đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội, tối qua ngày 3-12-2008. Đại hội là sự kiện quan trọng nhất của các tổ chức hợp tác xã của các quốc gia trong khu vực được tổ chức 2 năm/lần. Đại hội lần thứ 8 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 1 đến 6-12-2008.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: phong trào hợp tác xã được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ XX và người đầu tiên đưa tư tưởng hợp tác xã vào Việt Nam chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã coi hợp tác xã như là con đường để nông dân, thợ thủ công, người lao động nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; là công cụ hữu hiệu để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội dân chủ, đoàn kết, đưa đất nước đi lên. Thực tế phát triển của Việt Nam trong hơn 60 năm qua đã chứng minh vai trò quan trọng của phong trào hợp tác xã. Với gần 18.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hơn 320 nghìn tổ hợp tác, thu hút 12,5 triệu xã viên, hộ viên và người lao động, đây đang là một khu vực kinh tế - xã hội rộng lớn, có quan hệ sản xuất, đời sống với một bộ phận lớn dân số, đặc biệt ở khu vực nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.
Liên minh hợp tác xã quốc tế hiện nay là tổ chức đại diện và dẫn dắt phong trào hợp tác xã toàn cầu, tập hợp được 251 tổ chức hợp tác xã cấp quốc gia; 9 tổ chức hợp tác xã chuyên ngành cấp quốc tế với trên 800 triệu thành viên ở 110 nước trên thế giới, hoạt động trong tất cả các ngành nghề bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế, nhà ở và các lĩnh vực khác. |
Trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, hợp tác xã rõ ràng là một giải pháp hữu hiệu. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, khuyến khích sự hình thành, phát triển của các hợp tác xã và khu vực hợp tác xã như tạo môi trường pháp lý; tạo khuôn khổ chính sách phù hợp, thuận lợi; xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã từng năm và trong từng giai đoạn; tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, xã viên và người lao động trong các hợp tác xã; triển khai các chương trình tín dụng; xúc tiến thương mại, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các hợp tác xã.
Chủ tịch Quốc hội hy vọng, thông qua những trao đổi, đề xuất và thảo luận, Đại hội đồng sẽ đưa ra được những biện pháp nhằm tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của các hợp tác xã, phát huy một cách tốt nhất những lợi thế, sự ưu việt của mô hình hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm bền vững, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ, bảo đảm hài hòa ổn định và gắn kết xã hội, bảo vệ môi trường thúc đẩy các giá trị nhân văn, dân chủ, công bằng và vì cộng đồng.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Ai-van-no Bác-bơ-rin-ni, nhận định, nếu tăng trưởng kinh tế không gắn với việc nâng cao các điều kiện sống thì không thể bảo đảm sự ổn định và sự phồn thịnh của xã hội. Nghèo đói, suy dinh dưỡng, bệnh tật, và mù chữ trên phạm vi rộng như hiện nay sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu sự bất công bằng vẫn còn tiếp diễn, gây ra mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu. Đã đến lúc cần phải nhận thức rằng, tất cả chúng ta đều là “công dân của thế giới”. Và đây là thời điểm mà Liên minh hợp tác xã và Tổ chức Lao động quốc tế cần phải cam kết đi đầu trong chiến dịch chống lại đói nghèo trên quy mô toàn cầu.
Ông Ai-van-no Bác-bơ-rin-ni khẳng định, hợp tác xã là một mô hình xứng đáng được tạo điều kiện để phát triển thông qua các chính sách pháp luật của Nhà nước bởi hoạt động mang tính xã hội quan trọng của mô hình này, bởi những nguyện vọng chính đáng của các cá nhân trong việc tập hợp nhau lại nhằm hình thành những mối quan hệ kinh tế mới và phương thức đoàn kết xã hội mới. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức đối với phong trào hợp tác xã đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng và cần phải điều chính các chính sách và chiến lược sao cho phù hợp với tình hình mới. Cần phải đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc phát triển các giá trị dân chủ và tính hiệu quả trong các hoạt động kinh tế, tăng cường các mối quan hệ với xã hội và thị trường, tăng cường tổ chức và các nguyên tắc quản trị hợp tác xã tốt cùng với trách nhiệm xã hội nhưng tất cả phải dựa trên nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm”.
Cùng chung quan điểm trên, ông Li Chung Sheng, một lần nữa khẳng định, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sự suy thoái kinh tế tiếp theo, nền kinh tế giờ đây cần những động lực thúc đẩy tăng trưởng mới với những khoản đầu tư tập trung vào kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội hay một phần của chính sách tài chính tích cực. Biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa và xây dựng nhà sẽ là những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính. Do đó, những nền kinh tế đang phát triển cần đẩy mạnh tiêu dùng trong nước nhằm kích thích quá trình phục hồi. Theo ông, phát triển theo mô hình hợp tác xã là rất phù hợp và mang tính khả quan tại thời điểm hiện nay.
Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 sẽ phát huy vai trò và sự đóng góp của hợp tác xã trong sự phát triển của nền kinh tế khu vực thông qua tạo việc làm bền vững, hỗ trợ thúc đẩy các cộng đồng nông thôn, tạo công cụ để người nông dân, thợ thủ công, người lao động các ngành nghề, các nhóm yếu thế trong xã hội nâng cao trình độ, năng lực, tiếng nói và vị thế, gắn kết và tạo sự hòa hợp xã hội… đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay./.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất  (03/12/2008)
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2008)
Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009  (03/12/2008)
Ngô Gia Tự - Người cộng sản lỗi lạc của Đảng  (03/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên