Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 đến 5-11.
Cùng đi với Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen, có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Hor Nam Hong; Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Thương mại Cham Prasit; Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Chan Sarun; Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Suy Sem; Bộ trưởng Du lịch Thong Khon; Bộ trưởng Giao thông công chính Tram Iv Toek; Bộ trưởng Y tế Mam Bun Heng; các Bộ trưởng, Cố vấn Thủ tướng Ho Xít-thi, Prạ Xộ-khon, Un Poan Mô-ni-roát; Ðại sứ Cam-pu-chia tại Việt Nam Van Phan cùng nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia.
Thủ tướng Hun Sen sinh ngày 4-4-1951 tại huyện Stoeung Trang, tỉnh Kompong Cham.
Năm 1991, đỗ cử nhân chính trị tại Cam-pu-chia; bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học - chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia ở Hà Nội (Việt Nam).
Năm 1995, ông nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự về nghiên cứu chính trị của Trường đại học Nam California (Mỹ); năm 1996 nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự về luật của Trường đại học Wesleyan Iowa (Mỹ); năm 2001, nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự về khoa học chính trị của Trường đại học Dancook (Hàn Quốc) và Tiến sĩ danh dự về khoa học chính trị của trường Ðại học Ramkhambaeng (Thái-lan); năm 2002 được công nhận là thành viên của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên Bang Nga.
Năm 1970, hưởng ứng lời kêu gọi của cựu Vương N.Sihanouk, ông tham gia phong trào kháng chiến giải phóng đất nước cho đến ngày 17-4-1975. Trong cuộc kháng chiến đó, ông đã bị thương.
Năm 1977, ông tham gia phong trào giải phóng nhân dân Cam-pu-chia khỏi chế độ diệt chủng.
Năm 1978 là thành viên sáng lập Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc Cam-pu-chia (UFNSK).
Ngày 7-1-1979, cùng với phong trào yêu nước và sự ủng hộ của quân tình nguyện Việt Nam, UFNSK đã giải phóng Cam-pu-chia khỏi nạn diệt chủng của chế độ Cam-pu-chia Dân chủ.
Năm 1979, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Từ năm 1981 đến 1985, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao; giai đoạn 1985-1991, là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao; 1993-1998, là đồng Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia, nhiệm kỳ đầu tiên, sau đó giữ chức Thủ tướng thứ hai.
Từ tháng 7-1998 đến nay, ông liên tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia các nhiệm kỳ II, III và IV, Phó Chủ tịch Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP).
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2008 ước đạt 53,8 tỉ USD  (04/11/2008)
Vận chuyển hành khách 10 tháng năm 2008  (04/11/2008)
Thu chi ngân sách nhà nước 10 tháng 2008  (04/11/2008)
Một số chỉ tiêu chủ yếu 10 tháng năm 2008 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%)  (04/11/2008)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng 2008  (04/11/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên