TCCS - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch, Quảng Ninh vẫn có những bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng 3 đột phá chiến lược. Có thể khẳng định, thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Ưu tiên đẩy mạnh đầu tư, hoàn thành các công trình, dự án quan trọng của tỉnh
Từ đầu năm 2021 đến nay, Quảng Ninh dành ưu tiên lớn trong đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các dự án, công trình quan trọng, động lực, từ các nguồn vốn ngân sách, vốn ngoài ngân sách. Tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án khởi công mới; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, động lực; quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công, không để tình trạng chây ỳ, nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn chú trọng tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bảo đảm giữ vững thứ hạng của tỉnh đối với 4 chỉ số: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Năm 2021, hàng loạt các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh đã, đang được đẩy nhanh tiến độ, trong trạng thái bình thường mới, giúp tỉnh nhanh chóng hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp... Điều này giúp Quảng Ninh tiếp tục là điểm sáng về thu hút đầu tư. 10 tháng năm 2021, tổng vốn ngoài ngân sách thu hút trên địa bàn tỉnh đạt trên 352.000 tỷ đồng. Trong đó, cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 38 dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 36.648,3 tỷ đồng; phê duyệt mới và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 54 dự án vốn trong nước, với tổng vốn đăng ký là 315.602 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 1.694 đơn vị thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 75% kế hoạch; số vốn đăng ký đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng 50%; 327 doanh nghiệp giải thể, giảm 18%; 818 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17.200 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đăng ký 290.000 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược
Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc. Quán triệt quan điểm này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND, ngày 15-10-2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP, ngày 30-8-2021 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 19-8-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, GRDP bình quân đầu người trên 15.000 USD; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Đến năm 2045, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh. Trong đó, cần tập trung thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các khâu đột phá của tỉnh, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng các khu kinh tế khu công nghệ, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển; Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.
Quảng Ninh xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược: Một là, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể; thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng phân công và hợp tác hóa lãnh thổ. Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với tăng quy mô, nâng cao chất lượng dân số; đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại. Ba là, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực và xây dựng thương hiệu của tỉnh, tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế./.
Huyện Ba Chẽ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới  (17/12/2021)
Quảng Ninh khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước so với dự toán Trung ương đề ra  (16/12/2021)
Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế  (16/12/2021)
Chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm của cán bộ, nhân viên tỉnh Quảng Ninh  (16/12/2021)
Lực lượng dân quân tự vệ Quảng Ninh góp phần giữ vững an ninh biên giới  (16/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển