Huyện Hải Hà: Nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ hấp dẫn du khách
TCCS - Với mục tiêu phấn đấu đón 46.500 lượt khách du lịch trong năm 2022, huyện Hải Hà đã tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Hải Hà năm 2022 cùng chuỗi các sự kiện văn hóa, văn nghệ thể thao hấp dẫn nhằm hưởng ứng kế hoạch mở cửa phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến với huyện.
Tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển
Là huyện miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, trong những năm gần đây, Hải Hà đã tích cực khai thác thế mạnh về du lịch, thu hút hàng nghìn du khách tham quan du lịch mỗi năm và đang trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm. Trong điều kiện kết cấu hạ tầng còn hạn chế, huyện Hải Hà đã tăng cường quảng bá, “trải thảm” thu hút các doanh nghiệp; khuyến khích các hộ dân đầu tư vào lĩnh vực du lịch, từng bước chỉnh trang diện mạo du lịch trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, thực tiễn việc khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch ở huyện Hải Hà còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống giao thông vận chuyển hành khách và hàng hóa ra đảo Cái Chiên còn nhiều khó khăn; đường giao thông trên đảo chật chội; dịch vụ du lịch vui chơi giải trí chưa được đầu tư xây dựng; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cho huyện còn yếu; chưa quan tâm đến quy hoạch cảnh trí, các trang thiết bị và các loại hình để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo; các dự án quy hoạch phát triển du lịch chưa đóng góp thu nhập để bảo vệ môi trường trên đảo, bảo tồn tài nguyên du lịch, cũng như những di tích văn hóa trên đảo. Thời gian qua, lượng du khách ra đảo Cái Chiên ngày một tăng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương và một số khách du lịch chưa cao, nên tình trạng môi trường trên đảo có nguy cơ bị ô nhiễm.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng, phát triển dịch vụ du lịch huyện Hải Hà nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh du lịch trên địa bàn, đặc biệt du lịch sinh thái hồ Trúc Bài Sơn; du lịch đảo Cái Chiên... Hình thành trung tâm du lịch sinh thái cao cấp tại khu vực đảo Thoi Xanh, đảo Cái Chiên, đảo Vạn Mặc, đảo Vạn Nước, hòn Bò Vàng và đảo Ba Rèm phát triển các loại hình du dịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển. Hải Hà sẽ tập trung đầu tư cải tạo hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải đủ điều kiện phục vụ du khách trong và ngoài nước; xây dựng, nâng cấp một số khách sạn và nhà nghỉ, trong đó có một số khách sạn được trang bị hiện đại để phục vụ khách quốc tế đến liên doanh sản xuất và tìm hiểu đầu tư, kết hợp tham quan du lịch. Để làm được điều đó, huyện tập trung vào các giải pháp: Xây dựng Đề án chi tiết quy hoạch phát triển du lịch huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quảng bá rộng rãi quy hoạch nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; huy động các nguồn vốn trong dân, từng bước xây dựng và phát triển các cơ sở dịch vụ của cộng đồng nhằm khai thác tối đa nguồn lực của địa phương cho phát triển du lịch. Phát triển du lịch của huyện Hải Hà cần gắn kết với hệ thống du lịch của các huyện liền kề, tỉnh Quảng Ninh và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hình thành các tour du lịch liên tỉnh và tạo nguồn khách ổn định.
Tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách du lịch
Với chính sách mở cửa phục hồi ngành du lịch - dịch vụ, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, huyện Hải Hà đã ban hành Kế hoạch mở cửa, phục hồi thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến với huyện bằng chuỗi các sự kiện Tuần lễ Văn hóa - Du lịch, ngày hội văn hóa các dân tộc..., đồng thời triển khai xây dựng “Đề án Phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc huyện Hải Hà giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cùng với đó, huyện Hải Hà tổ chức nhiều sự kiện, chuỗi hoạt động nhằm thu hút đông đảo du khách đến với địa phương. Đơn cử, ngày 29-4-2022, huyện Hải Hà đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch năm 2022 với chủ đề “Cái Chiên chào hè năm 2022” với chương trình nghệ thuật đặc sắc, các giải thể thao như đua thuyền chải nam nữ, giải bóng chuyền hơi nam nữ, kéo co nam nữ đã thu hút hàng nghìn du khách tham gia. Tuần Văn hóa - Du lịch Hải Hà năm 2022 được tổ chức nhằm khôi phục tổng thể các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến huyện Hải Hà trong năm 2022 trên tinh thần cao, bảo đảm các điều kiện an toàn điểm đến cho khách du lịch với thông điệp “Du lịch an toàn - trải nghiệm trọn vẹn”. Trước đó, huyện Hải Hà tổ chức thành công chương trình ra mắt Câu lạc bộ Vovinam và ngày hội thưởng trà; khởi động lại tuyến phố đi bộ với chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra trên địa bàn huyện. Tham gia ngày hội, du khách được thưởng thức hương vị thơm ngon của chè Đường Hoa, các loại thủy hải sản và một số sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP nổi tiếng riêng có của huyện.
Hiện nay, huyện Hải Hà được tỉnh Quảng Ninh công nhận nhận 2 tuyến và 3 điểm du lịch, gồm: Tuyến 1 “đền Trần Hưng Đạo, chùa Hải Hà - Cửa Khẩu Bắc Phong Sinh”, tuyến 2 “đền Trần Hưng Đạo, chùa Hải Hà - đảo Cái Chiên”; 3 điểm du lịch là “đền Trần Hưng Đạo, chùa Hải Hà”, “Cửa khẩu Bắc Phong Sinh”, “đảo Cái Chiên” và khu du lịch Cái Chiên. Cùng với đó, trên địa bàn huyện còn có những mô hình du lịch gắn với nông nghiệp - nông thôn tại các xã Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Thành...; phố đi bộ tại trung tâm thị trấn Quảng Hà. Về dịch vụ và cơ sở lưu trú, trên địa bàn huyện có 6 nhà hàng lớn có sức chứa tối đa cùng một thời điểm từ 200 đến gần 1.000 khách tập trung tại trung tâm huyện và 50 điểm kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ tại các xã, thị trấn, các điểm du lịch phục vụ cùng lúc từ 30 đến 100 người. Toàn huyện có 76 cơ sở lưu trú, trong đó có 36 nhà nghỉ với 438 phòng; 40 homestay với 105 phòng đáp ứng nhu cầu của du khách. Song song đó, các ngành chức năng của huyện Hải Hà tiến hành kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn, phòng chống dịch khu du lịch đảo Cái Chiên; hướng dẫn các hộ dân khai thác tại các khu vực bãi tắm theo quy định của địa phương bảo đảm về vệ sinh, mỹ quan, phù hợp với không gian, cảnh quan môi trường. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch.
Với mục tiêu phát triển du lịch Hải Hà là một điểm du lịch hấp dẫn của huyện nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, do đó, định hướng phát triển du lịch của Hải Hà trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, huyện sẽ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch, phấn đấu đưa huyện Hải Hà trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn và là điểm nhấn của du lịch Quảng Ninh./.
Thành phố Móng Cái tích cực nâng cao giá trị ngành thủy sản  (08/09/2022)
Thành phố Uông Bí chung tay xây dựng nông thôn mới  (07/09/2022)
Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở tỉnh Bình Định  (29/07/2022)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay