Tạo chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020
TCCS - Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay của Hà Nội là ô nhiễm không khí (bụi và khí độc khu vực nội thành, các công trường xây dựng, khu vực làng nghề, khu công nghiệp, đốt rơm sau thu hoạch); ô nhiễm nước mặt trong các hồ đô thị, các sông và kênh thoát nước, ô nhiễm nước ngầm; ô nhiễm chất thải rắn, rác thải sinh hoạt không phân loại tại các đô thị; ô nhiễm môi trường tại các bãi rác; ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư nông thôn...
Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí (AQI - ứng dụng Air Quality Index đo chỉ số ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) tại thành phố Hà Nội những ngày gần đây tăng khá cao, dao động từ 100 đến 200. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh, nhất là mật độ xây dựng, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến. Về nguồn gây ô nhiễm không khí, chủ yếu từ các nguồn tại chỗ, như hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rơm rạ, đốt rác và một số nguồn vận chuyển từ xa. Ô nhiễm không khí ở thành phố Hà Nội thường tăng cao vào giờ cao điểm, từ 60% đến 70% bụi mịn do ô tô, xe máy thải ra.
Để tạo chuyển biến căn bản trong công tác bảo về môi trường, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp quan trọng nhằm tạo chuyển biến căn bản về chất lượng môi trường:
- Chú trọng tăng cường năng lực và phối kết hợp giữa các cấp, ngành trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc triển khai, thực hiện được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các chương trình công tác lớn của Thành ủy và các chủ trương, chính sách của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Trước mắt, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Hà Nội tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ. Các quy định về bảo vệ môi trường sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất sạch hơn… Cùng với đó là đẩy mạnh thanh kiểm tra, xử lý vi phạm; tăng cường điều tra, kiểm kê nguồn thải, kiểm soát các hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải…
- Thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả các đối tượng có quy mô xả thải lưu lượng lớn theo quy định của pháp luật phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội tập trung xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp; không để phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Thành phố xác định rõ cơ chế, chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao, phù hợp với nguồn lực, khả năng thực tế.
- Thành phố sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại quy hoạch quản lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội; rà soát quy mô, công suất xử lý đối với khu xử lý tập trung áp dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Đồng thời, giảm dần tỷ lệ rác thải chôn lấp sau xử lý xuống còn khoảng 30% (năm 2020), khoảng 10-15% (năm 2050)…
- Tăng cường các giải pháp tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; khuyến cáo người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng
- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường hiên nay tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy chung tay bảo vệ môi trường “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp” và vì cuộc sống của chính chúng ta, cũng như các thế hệ sau./.
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm