Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam như thế nào so với tiêu chuẩn thế giới?
TCCSĐT - Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, các tỷ lệ phản ứng sau tiêm vaccine thời gian qua ở Việt Nam đều thấp hơn so với tỷ lệ phản ứng mà Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra trong tiêm chủng.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Cụ thể, phản ứng thông thường sau tiêm chủng ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt dưới 39 độ C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Đối với tai biến nặng sau tiêm chủng, trong thời gian trên, cả nước ghi nhận 30 trường hợp tai biến nặng gồm 27 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vaccine trong tiêm chủng mở rộng và 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vaccine trong tiêm chủng dịch vụ.
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Ninh Bình (1), Phú Thọ (7), Bắc Giang (3), Thanh Hóa (5), Hà Nội (2) và Hải Dương (1), Sơn La (1), Đắk Lắk (1), Bình Định (1), Hậu Giang (1), Cần Thơ (1) và Bà Rịa - Vũng Tàu (3), trong đó có 25 trường hợp hồi phục và 2 trường hợp tử vong.
Các loại vaccine sử dụng trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận 18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem (17 trường hợp trên tổng số gần 7 triệu liều đã sử dụng. Ngoài ra, còn có 7 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine VGB và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine BCG trên tổng số 687.545 liều vaccine VGB và 1,4 triệu liều vaccine BCG đã sử dụng).
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 24 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (13%), 21 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (70%) và 5 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân (17%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
Bộ Y tế vẫn luôn khuyến cáo, tiêm phòng cho trẻ vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, khá nhiều phụ huynh sợ tiêm phòng cho con sẽ gây phản ứng, đặc biệt là khi một vài ca biến chứng không mong muốn sau khi trẻ tiêm chủng đã xảy ra trong thời gian qua. Nỗi sợ hãi này của bố mẹ có thể dẫn đến trẻ không được tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh./.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử  (20/09/2018)
Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản  (20/09/2018)
Việt Nam luôn trân trọng sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu của Ba Lan  (20/09/2018)
Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công  (20/09/2018)
Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững  (20/09/2018)
Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (20/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay