Nhân dân cả nước tiếc thương, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng
TCCS - Ngày 26-7-2024, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Đông đảo người dân đã đứng hai bên tuyến đường đoàn xe tang đi qua để tiễn biệt đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo mẫu mực, trọn đời vì nước vì dân, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kết thúc lễ truy điệu, linh xa đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) về nơi an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Đông đảo người dân đã đứng hai bên tuyến đường đoàn xe tang đi qua để tiễn biệt đồng chí Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo mẫu mực, trọn đời vì nước, vì dân, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ở các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia và trên tuyến đường đi, từng đoàn người dân lặng lẽ đứng xếp hàng chờ tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối. Hai bên đường, hàng nghìn người dân đứng chắp tay cầu nguyện. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của nhiều người dân giữa trời nắng nóng.
Trong dòng người đứng đợi để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người dân còn mang theo di ảnh bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Không quản ngại đường sá xa xôi, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng có mặt từ sáng sớm, hòa vào dòng người đến tiễn biệt, bày tỏ lòng thành kính và niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ sáng sớm ngày 25-7-2024, nhiều người dân đã về làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tiễn đưa người con của quê hương về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong giờ phút tiễn đưa, dọc hai bên đường từ trụ sở xã Đông Hội về làng Lại Đà, người dân đều treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư, nhiều người không nén được cảm xúc thương tiếc người con ưu tú của quê hương mình.
Trong thời gian diễn ra Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bên ngoài Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đã xếp hàng ngay ngắn, kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều người đã nghẹn ngào, xúc động rơi nước mắt.
Những ngày qua, người dân Việt Nam cùng những bạn bè quốc tế đều không khỏi xót xa, thương tiếc trước sự ra đi của một trái tim lớn, nhân hậu - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Những giọt nước mắt, những cái chắp tay và phút mặc niệm hết sức thành kính của hàng triệu trái tim tiễn đưa Tổng Bí thư khi đồng chí mãi mãi rời xa nhân thế.
Hòa chung nỗi mất mát, tiếc thương cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “thế giới người hiền”, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, anh em và bạn bè quốc tế bày tỏ lòng thương tiếc, cảm phục và biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo, nhà văn hóa, nhà lý luận, nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng ta - một cuộc đời trọn vẹn tận hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân./.
Hà Phương (tổng hợp)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm