“Kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh; mang lá cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đích cuối cùng”
TCCS - Sáng 30-8-2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội long trọng và thành kính tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm ngày mất của Người (2-9-1969 - 2-9-2019).
Tham dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng…, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, buổi lễ còn có 3.500 đại biểu của Trung ương, địa phương, đại diện một số cơ quan ngoại giao, các đồng chí lão thành cách mạng, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Lễ kỷ niệm nhằm ôn lại và khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc của Di chúc; thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Trong diễn văn 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tự mình lặng lẽ chuẩn bị rất công phu và chu đáo để hoàn thành bản Di chúc trong vòng 4 năm… Chỉ với hơn 1.000 từ vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam; sức mạnh của chính nghĩa và chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do"; sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà tổ chức thiên tài đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Trong Di chúc, Người trước hết nói về Đảng, căn dặn chúng ta những vấn đề trọng yếu nhất về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta luôn luôn là một đảng mác-xít chân chính,…”. Khi nhắc đến đời tư của Người, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xúc động: “Trong những lời cuối cùng của Di chúc, Người nói về việc riêng. Dù nói về việc riêng nhưng vẫn hàm chứa trong đó biết bao sự suy tư, trăn trở; vẫn toát lên sự suy nghĩ và hành động lo cho nước, lo cho dân; cho thấy Người trọn đời chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Người; kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh; mang lá cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đích cuối cùng”.
Đồng thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng thẳng thắn chỉ ra: “Tự hào với tất cả những gì làm được, song cũng không khỏi trăn trở, day dứt trước những gì chưa làm được hoặc làm chưa trọn vẹn. Không ít những khuyết điểm, yếu kém và khó khăn, thách thức đang cản trở tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước, nếu không kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi sẽ đe dọa tới vận mệnh của Tổ quốc, sự sống còn của chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực ra sức phấn đấu, phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém; tuyệt đối không chủ quan tự mãn, không say sưa với thắng lợi hay bi quan, dao động trước những khó khăn, thử thách”.
"Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi với non sông đất nước, với nhân dân ta. Di chúc của Người tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại, thấm đậm nhân văn, văn hóa Hồ Chí Minh, mãi mãi là ngọn cờ quy tụ sức mạnh toàn dân tộc, đã, đang và sẽ tiếp thêm sức mạnh, nguồn năng lượng to lớn cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý của chúng ta", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tại Lễ kỷ niệm, Tiến sĩ Hoàng Thị Nữ, nguyên cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, đại diện cho gương tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Nhất Linh, giảng viên, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, tự hào và xúc động phát biểu suy nghĩ, tình cảm, quyết tâm của mình trong việc học tập, làm theo những di huấn của Người.
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, các đại biểu cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ của Trung ương và Hà Nội biểu diễn ca ngợi Đảng quang vinh, đất nước đổi mới và Bác Hồ vĩ đại./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Malaysia  (29/08/2019)
Giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào  (10/08/2019)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm