Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 27-8 đến ngày 02-9-2018)
23:44, ngày 06-09-2018
TCCSĐT - Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Cảnh sát biển; Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; 73 công trình, giải pháp khoa học sáng tạo được trao giải Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 02-9; Thủ tướng: Quảng Ninh là địa phương phát triển năng động nhất; Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt "Sao Độc lập"; Lễ vinh danh Đoàn thể thao Việt Nam - Nhân niềm vui, thắp sáng ước mơ;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình: Hơn 7 tỷ USD vốn cam kết đầu tư
Sáng 27-8, ở thành phố Đồng Hới, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2018, Quảng Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 66 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD, trong đó FLC cam kết đầu tư nhiều nhất, với số vốn khoảng 63.000 tỷ đồng.
Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, các tỉnh của Lào, các ngân hàng thương mại, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các tổ chức tín dụng, cùng đại diện hơn 700 tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã, đang và sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 66 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD, trong đó FLC cam kết đầu tư nhiều nhất, với số vốn khoảng 63.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Quảng Bình không đơn giản là một Việt Nam thu nhỏ hay là sự phản ánh sắc nét về vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp bất tận của Việt Nam mà Quảng Bình thực sự là “viên kim cương màu xanh” của châu Á với những giá trị huyền bí cần được khám phá. Quảng Bình hoàn toàn có thể là một lựa chọn xuất sắc để tạo nên những ấn tượng đầu tiên mới lạ và sâu sắc về một Việt Nam được yêu thích ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Tạp chí New York Times của Mỹ đã bình chọn Quảng Bình xếp thứ 8 trong top 52 điểm du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, là điểm đến đến hấp dẫn nhất châu Á. “Nếu quý vị muốn tìm kiếm một ý tưởng về du lịch rất độc đáo, khác biệt, còn nguyên bản và kỳ vĩ thì Quảng Bình là một lựa chọn hiếm có. Có thể gọi đây là nơi không còn sót lại nhiều trên trái đất này”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng đặt vấn đề: Tất cả những kỳ vĩ ấy nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa thành công? và cho rằng: Một trong những nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa hình thành một ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh khu vực và toàn cầu. Và nếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu ở nhiều nơi thì với Quảng Bình, chiến lược trung tâm phải là dịch vụ hóa nền kinh tế, phát huy tối đa mũi nhọn du lịch, song song với gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa và tự nhiên, tạo sự kết nối lan tỏa đến nhiều vùng miền khác của cả nước ta.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu về phát triển sân bay Đồng Hới. Đây không chỉ là điều kiện cho sự phát triển của Quảng Bình mà là sự phát triển cho toàn ngành du lịch. “Nếu chúng ta chậm một ngày, thì Quảng Bình và ngành du lịch Việt Nam đang lỡ đi một ngày cơ hội”. Thủ tướng chia sẻ, không chỉ là “làn gió Đại Phong mới”, Quảng Bình phải biết “góp gió thành bão”, cùng với các địa phương khác để ngành du lịch Việt Nam đi xa hơn, có sức cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, thúc đẩy xu hướng du lịch toàn thế giới, hướng về những giá trị chúng ta đang có. “Góp gió thành bão” nghĩa là Quảng Bình cần liên kết cộng hưởng trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có ngành du lịch, với Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Với “viên kim cương xanh” độc nhất vô nhị trên đời, chúng ta cần những bàn tay khéo léo, có nhãn quan, có tư duy, có tầm nhìn và có trách nhiệm. Năng lực quản trị, tầm nhìn cùng với nhãn quan phát triển sẽ tác động sâu sắc tới hình ảnh du lịch Quảng Bình, một hình ảnh đang nổi bật lên là một đại diện ưu tú cho du lịch Việt Nam và cả khu vực ASEAN.
Để làm được điều đó, chính quyền Quảng Bình không chỉ cần làm tốt công tác quản lý nhà nước mà còn là chính quyền đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân, của doanh nghiệp. Phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn. Có quy hoạch tổng thể, chuẩn mực hơn. Phải biết mời chọn những người thợ khéo, tức là nhà đầu tư có tài, có tâm, có tầm để “viên kim cương xanh” của du lịch Việt Nam, của Quảng Bình sẽ tỏa sáng lâu dài trên bản đồ du lịch quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Cảnh sát biển
Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới dự và phát biểu.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện các cơ quan hữu quan và đông đảo cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cùng tham dự.
Đọc diễn văn kỷ niệm, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển đã ôn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, những chiến công, thành tích nổi bật trong 20 năm qua.
Cách đây tròn 20 năm, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, ngày 28-3-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X đã ban hành “Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam”. Ngày 28-8-1998 đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tại Lễ kỷ niệm, ghi nhận những thành tích của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Quân công hạng Ba cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, biển, đảo Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là bảo vệ, giữ gìn và phát triển kinh tế biển, đảo.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Luật Biển Việt Nam cũng đã được Quốc hội thông qua năm 2012, có hiệu lực thi hành năm 2013. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ của mình, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ sáu tới.
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban. Ủy viên Thường trực kiêm Tổng Thư ký Ủy ban là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Các Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ủy ban giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, Ủy ban cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng thư ký Ủy ban làm Tổ trưởng; Tổ phó là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các bộ, cơ quan: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo, chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT, một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác. Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Quyết định 1072/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-8-2018 và thay thế Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và Quyết định số 1075/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.
Căn cứ Quyết định này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử của bộ, ngành, địa phương trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử vừa ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
73 công trình, giải pháp khoa học sáng tạo được trao giải Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018
Sáng 30-8-2018, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018 và Phát động đợt thi đua đặc biệt Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố.
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các tác giả, nhóm tác giả có công trình được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018.
Tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã kéo băng khai trương, công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018. Đây là hoạt động thường niên được tiến hành từ năm 2016 và được tổ chức vào dịp Quốc khánh hằng năm.
Theo Ban Tổ chức, năm 2018 có 73 công trình, giải pháp khoa học sáng tạo tiêu biểu trên lĩnh vực khoa học và công nghệ được trao giải Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.
Sự ra đời của Sách vàng Sáng tạo Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, biểu dương các sáng tạo trên lĩnh vực khoa học và công nghệ; khẳng định năng lực sáng tạo của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hoạt động sáng tạo của Nhà nước.
Phát biểu tại Lễ công bố, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận 73 công trình, giải pháp sáng tạo xuất sắc, tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng đối với nền khoa học - công nghệ nước nhà, được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng; năng lượng tái tạo; thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng - an ninh…
Trên cơ sở tổ chức tốt các cuộc thi sáng tạo khoa học - công nghệ trong cả nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tuyển chọn những công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ tiêu biểu và cho ra mắt Sách vàng Sáng tạo Việt Nam để công bố rộng rãi, tôn vinh và biểu dương các tác giả, nhóm tác giả; qua đó cổ vũ, động viên mạnh mẽ phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đưa nền khoa học - công nghệ nước nhà vươn lên tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945 - 02-9-2018), sáng 31-8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự lễ viếng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Với lòng biết ơn vô hạn, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang, làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước. Tư tưởng và sự nghiệp của Người là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.
Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng Liệt sỹ”.
Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nghiêng mình tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ - những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Sáng cùng ngày, các đoàn Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội... đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ.
Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 02-9
Ngày 01-9, Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các lão thành cách mạng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên tượng đài Bác (phố đi bộ Nguyễn Huệ).
Đoàn do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn.
Cùng dự có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2018) và Quốc khánh (02-9-1945 - 02-9-2018).
Trong không khí trang nghiêm, Đoàn đại biểu đã kính cẩn dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Trước anh linh của Người, đoàn đã thành kính dâng lên lẵng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại," vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Cách đây 73 năm, ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thủ tướng: Quảng Ninh là địa phương phát triển năng động nhất
Sau khi chính thức phát lệnh thông xe tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, chiều 01-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại buổi làm việc tháng 12-2016.
Cùng dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, cách làm sáng tạo, linh hoạt, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động tìm tòi, đề xuất cơ chế, chính sách. Nhờ đó, địa phương này đã đạt những kết quả hết sức quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Những thành tựu này khẳng định rõ hơn một Quảng Ninh đổi mới, năng động, sáng tạo; tạo thế và lực mới cho sự phát triển của địa phương nói riêng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước nói chung trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh tăng 10,16%, dự kiến cả năm 2018 tăng trên 11%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) đạt 5.065 USD/người/năm, tăng bình quân 9,1%/năm. Thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; cơ cấu thu có sự chuyển dịch mạnh, tăng tỷ trọng thu nội địa và giảm dần tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu.
Tổng số khách du lịch 8 tháng năm 2018 đạt 9,2 triệu lượt, tăng 25% cùng kỳ (trong đó khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt, tăng 18% cùng kỳ). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh trong 5 năm qua luôn duy trì vị trí cao. Năm 2016 đạt vị trí thứ 2, năm 2017 đứng vị trí dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự chuyển đổi phát triển của Quảng Ninh từ phát triển “nâu” sang phát triển “xanh” và cho rằng đây cũng là hành trình chuyển đổi của chính Việt Nam.
Nếu như Việt Nam được xem là quốc gia phát triển nhanh ở châu Á thì Quảng Ninh là địa phương phát triển năng động nhất của Việt Nam, Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cho rằng sự phát triển của Quảng Ninh là khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế tăng cao liên tục nhiều năm liền; thu nhập bình quân đầu người gấp đôi mức bình quân cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực trên cơ sở lợi thế sẵn có. Tỉnh coi trọng phát triển bao trùm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%. Cải cách thể chế từ vị trí còn khiêm tốn nhiều năm trước, nay đã vươn lên đứng đầu cả nước với nhiều chỉ tiêu tiên phong, làm nên thương hiệu dẫn đầu của Quảng Ninh.
“Các đồng chí đã lập bàn sớm, gây một nguồn cảm hứng mạnh mẽ của cả nước về cải cách hành chính, trước hết là thể chế, môi trường, đầu tư phát triển", Thủ tướng nói và cho biết luôn luôn theo dõi những đổi mới, phát triển của Quảng Ninh thời gian qua trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong quản lý điều hành.
Biểu dương Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trên cả nước đến thời điểm này đã thực hiện thành công mô hình đối tác công tư để xây dựng thành công mô hình cao tốc Hải Phòng-Hạ Long, cầu Bạch Đằng, sân bay Vân Đồn, Thủ tướng cũng khen ngợi tỉnh đã có những đột phá phát triển toàn diện nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,5%, thuộc nhóm cao nhất cả nước.
Đánh giá 3 khâu đột phá được tỉnh nhà triển khai thành công, Thủ tướng phân tích, tỉnh đã nỗ lực tái cơ cấu gắn liền với những lợi thế vững chắc, phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch và logistics, khai thác bền vững kinh tế biển và nông nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng, mỗi xã một sản phẩm... với nhiều mô hình hiệu quả có thể nhân rộng ra cả nước. Quảng Ninh còn là tỉnh làm tốt công tác xây dựng Đảng. Cả bộ máy tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
“Một bộ máy đoàn kết, thống nhất, hoạt động liên tục, quyết liệt, đạt hiệu quả gắn liền với tinh thần đổi mới sáng tạo theo nguyên tắc mà Đảng, Nhà nước đã đề ra”, Thủ tướng nhận xét.
Chỉ ra một số hạn chế của tỉnh, Thủ tướng đề cập đến vấn đề đầu tiên là phát triển còn dưới mức tiềm năng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít; doanh nghiệp địa phương còn nhỏ về quy mô và khả năng cạnh tranh.
Nhân lực chất lượng cao còn yếu trong khi đây là vấn đề quyết định đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác vận chuyển than trái phép vẫn còn phức tạp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực vịnh Hạ Long còn rất cao. Mặc dù du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng GDP từ du lịch đóng góp chưa được 10% của địa phương.
Ngoài ra, yêu cầu phát triển bền vững trước tác động biến đổi khí hậu vẫn là thách thức ở Quảng Ninh. Tăng trưởng nhanh vẫn phải đi đôi với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh tiếp tục đi tiên phong, tiếp tục là nguồn cảm hứng, là bài học kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phố khác trong cả nước trong các khía cạnh như: sáng kiến cải cách thể chế; khơi thông các nút thắt phát triển kinh tế hạ tầng và vốn xã hội, tiếp tục đột phá tái cơ cấu kinh tế gắn liền với mô hình tăng trưởng. Đi liền với đó là phát triển mạnh mẽ đô thị xanh sạch thông minh.
Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt "Sao Độc lập"
Tối 01-9, tại Nhà Hát lớn Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sao Độc lập".
Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, nhằm khẳng định những giá trị truyền thống lịch sử cao đẹp của dân tộc, đồng thời cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của lớp lớp người Việt Nam đã anh dũng hy sinh để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Tới dự chương trình có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các bậc lão thành cách mạng...
73 năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc về những ngày tháng Tám lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Mỗi năm, ngày Tết Độc lập đến như nhắc nhở tất cả thế hệ người Việt Nam nhớ về những giá trị cao đẹp một giai đoạn lịch sử đã góp phần hun đúc thêm truyền thống của một dân tộc ngàn năm văn hiến dựng nước và giữ nước.
Chương trình gồm 3 trường đoạn: "Khát vọng hòa bình", ca ngợi công cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân ta; "Hòa bình dựng xây" khắc họa bức tranh tươi vui, yên bình của đất nước trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước ấm no, hạnh phúc; "Đất nước đổi mới" ca ngợi công cuộc tái thiết, phát triển và đổi mới đất nước. Những ca khúc đi cùng năm tháng: Giai điệu Tổ quốc, Đất nước, Tự nguyện, Bài ca không quên, Tổ quốc yêu thương, Việt Nam quê hương tôi... gợi nhớ về những tháng ngày lịch sử, những chặng đường, nỗ lực vươn lên của dân tộc đã được các nghệ sỹ thể hiện công phu, truyền tải đến khán giả tình yêu, niềm tự hào sâu sắc.
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đất nước được sống trong hòa bình, các thế hệ người Việt Nam luôn khắc cốt, ghi tâm những người đã đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Ban Tổ chức Chương trình "Sao Độc lập” đã trao 10 phần quà và những bó hoa tươi thắm, dành tặng các bậc lão thành cách mạng tại Thủ đô Hà Nội, mỗi phần quà trị giá 5 triệu đồng tiền mặt.
Lễ vinh danh Đoàn thể thao Việt Nam - Nhân niềm vui, thắp sáng ước mơ
Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, các tỉnh của Lào, các ngân hàng thương mại, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các tổ chức tín dụng, cùng đại diện hơn 700 tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã, đang và sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 66 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD, trong đó FLC cam kết đầu tư nhiều nhất, với số vốn khoảng 63.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Quảng Bình không đơn giản là một Việt Nam thu nhỏ hay là sự phản ánh sắc nét về vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp bất tận của Việt Nam mà Quảng Bình thực sự là “viên kim cương màu xanh” của châu Á với những giá trị huyền bí cần được khám phá. Quảng Bình hoàn toàn có thể là một lựa chọn xuất sắc để tạo nên những ấn tượng đầu tiên mới lạ và sâu sắc về một Việt Nam được yêu thích ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Tạp chí New York Times của Mỹ đã bình chọn Quảng Bình xếp thứ 8 trong top 52 điểm du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, là điểm đến đến hấp dẫn nhất châu Á. “Nếu quý vị muốn tìm kiếm một ý tưởng về du lịch rất độc đáo, khác biệt, còn nguyên bản và kỳ vĩ thì Quảng Bình là một lựa chọn hiếm có. Có thể gọi đây là nơi không còn sót lại nhiều trên trái đất này”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng đặt vấn đề: Tất cả những kỳ vĩ ấy nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa thành công? và cho rằng: Một trong những nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa hình thành một ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh khu vực và toàn cầu. Và nếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu ở nhiều nơi thì với Quảng Bình, chiến lược trung tâm phải là dịch vụ hóa nền kinh tế, phát huy tối đa mũi nhọn du lịch, song song với gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa và tự nhiên, tạo sự kết nối lan tỏa đến nhiều vùng miền khác của cả nước ta.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu về phát triển sân bay Đồng Hới. Đây không chỉ là điều kiện cho sự phát triển của Quảng Bình mà là sự phát triển cho toàn ngành du lịch. “Nếu chúng ta chậm một ngày, thì Quảng Bình và ngành du lịch Việt Nam đang lỡ đi một ngày cơ hội”. Thủ tướng chia sẻ, không chỉ là “làn gió Đại Phong mới”, Quảng Bình phải biết “góp gió thành bão”, cùng với các địa phương khác để ngành du lịch Việt Nam đi xa hơn, có sức cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, thúc đẩy xu hướng du lịch toàn thế giới, hướng về những giá trị chúng ta đang có. “Góp gió thành bão” nghĩa là Quảng Bình cần liên kết cộng hưởng trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có ngành du lịch, với Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Với “viên kim cương xanh” độc nhất vô nhị trên đời, chúng ta cần những bàn tay khéo léo, có nhãn quan, có tư duy, có tầm nhìn và có trách nhiệm. Năng lực quản trị, tầm nhìn cùng với nhãn quan phát triển sẽ tác động sâu sắc tới hình ảnh du lịch Quảng Bình, một hình ảnh đang nổi bật lên là một đại diện ưu tú cho du lịch Việt Nam và cả khu vực ASEAN.
Để làm được điều đó, chính quyền Quảng Bình không chỉ cần làm tốt công tác quản lý nhà nước mà còn là chính quyền đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân, của doanh nghiệp. Phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn. Có quy hoạch tổng thể, chuẩn mực hơn. Phải biết mời chọn những người thợ khéo, tức là nhà đầu tư có tài, có tâm, có tầm để “viên kim cương xanh” của du lịch Việt Nam, của Quảng Bình sẽ tỏa sáng lâu dài trên bản đồ du lịch quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Cảnh sát biển
Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới dự và phát biểu.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện các cơ quan hữu quan và đông đảo cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cùng tham dự.
Đọc diễn văn kỷ niệm, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển đã ôn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, những chiến công, thành tích nổi bật trong 20 năm qua.
Cách đây tròn 20 năm, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, ngày 28-3-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X đã ban hành “Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam”. Ngày 28-8-1998 đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tại Lễ kỷ niệm, ghi nhận những thành tích của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Quân công hạng Ba cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, biển, đảo Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là bảo vệ, giữ gìn và phát triển kinh tế biển, đảo.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Luật Biển Việt Nam cũng đã được Quốc hội thông qua năm 2012, có hiệu lực thi hành năm 2013. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ của mình, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ sáu tới.
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban. Ủy viên Thường trực kiêm Tổng Thư ký Ủy ban là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Các Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ủy ban giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, Ủy ban cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng thư ký Ủy ban làm Tổ trưởng; Tổ phó là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các bộ, cơ quan: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo, chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT, một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác. Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Quyết định 1072/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-8-2018 và thay thế Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và Quyết định số 1075/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.
Căn cứ Quyết định này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử của bộ, ngành, địa phương trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử vừa ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
73 công trình, giải pháp khoa học sáng tạo được trao giải Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018
Sáng 30-8-2018, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018 và Phát động đợt thi đua đặc biệt Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố.
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các tác giả, nhóm tác giả có công trình được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018.
Tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã kéo băng khai trương, công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018. Đây là hoạt động thường niên được tiến hành từ năm 2016 và được tổ chức vào dịp Quốc khánh hằng năm.
Theo Ban Tổ chức, năm 2018 có 73 công trình, giải pháp khoa học sáng tạo tiêu biểu trên lĩnh vực khoa học và công nghệ được trao giải Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.
Sự ra đời của Sách vàng Sáng tạo Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, biểu dương các sáng tạo trên lĩnh vực khoa học và công nghệ; khẳng định năng lực sáng tạo của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hoạt động sáng tạo của Nhà nước.
Phát biểu tại Lễ công bố, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận 73 công trình, giải pháp sáng tạo xuất sắc, tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng đối với nền khoa học - công nghệ nước nhà, được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng; năng lượng tái tạo; thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng - an ninh…
Trên cơ sở tổ chức tốt các cuộc thi sáng tạo khoa học - công nghệ trong cả nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tuyển chọn những công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ tiêu biểu và cho ra mắt Sách vàng Sáng tạo Việt Nam để công bố rộng rãi, tôn vinh và biểu dương các tác giả, nhóm tác giả; qua đó cổ vũ, động viên mạnh mẽ phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đưa nền khoa học - công nghệ nước nhà vươn lên tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945 - 02-9-2018), sáng 31-8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự lễ viếng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Với lòng biết ơn vô hạn, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang, làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước. Tư tưởng và sự nghiệp của Người là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.
Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng Liệt sỹ”.
Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nghiêng mình tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ - những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Sáng cùng ngày, các đoàn Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội... đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ.
Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 02-9
Ngày 01-9, Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các lão thành cách mạng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên tượng đài Bác (phố đi bộ Nguyễn Huệ).
Đoàn do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn.
Cùng dự có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2018) và Quốc khánh (02-9-1945 - 02-9-2018).
Trong không khí trang nghiêm, Đoàn đại biểu đã kính cẩn dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Trước anh linh của Người, đoàn đã thành kính dâng lên lẵng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại," vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Cách đây 73 năm, ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thủ tướng: Quảng Ninh là địa phương phát triển năng động nhất
Sau khi chính thức phát lệnh thông xe tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, chiều 01-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại buổi làm việc tháng 12-2016.
Cùng dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, cách làm sáng tạo, linh hoạt, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động tìm tòi, đề xuất cơ chế, chính sách. Nhờ đó, địa phương này đã đạt những kết quả hết sức quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Những thành tựu này khẳng định rõ hơn một Quảng Ninh đổi mới, năng động, sáng tạo; tạo thế và lực mới cho sự phát triển của địa phương nói riêng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước nói chung trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh tăng 10,16%, dự kiến cả năm 2018 tăng trên 11%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) đạt 5.065 USD/người/năm, tăng bình quân 9,1%/năm. Thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; cơ cấu thu có sự chuyển dịch mạnh, tăng tỷ trọng thu nội địa và giảm dần tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu.
Tổng số khách du lịch 8 tháng năm 2018 đạt 9,2 triệu lượt, tăng 25% cùng kỳ (trong đó khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt, tăng 18% cùng kỳ). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh trong 5 năm qua luôn duy trì vị trí cao. Năm 2016 đạt vị trí thứ 2, năm 2017 đứng vị trí dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự chuyển đổi phát triển của Quảng Ninh từ phát triển “nâu” sang phát triển “xanh” và cho rằng đây cũng là hành trình chuyển đổi của chính Việt Nam.
Nếu như Việt Nam được xem là quốc gia phát triển nhanh ở châu Á thì Quảng Ninh là địa phương phát triển năng động nhất của Việt Nam, Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cho rằng sự phát triển của Quảng Ninh là khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế tăng cao liên tục nhiều năm liền; thu nhập bình quân đầu người gấp đôi mức bình quân cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực trên cơ sở lợi thế sẵn có. Tỉnh coi trọng phát triển bao trùm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%. Cải cách thể chế từ vị trí còn khiêm tốn nhiều năm trước, nay đã vươn lên đứng đầu cả nước với nhiều chỉ tiêu tiên phong, làm nên thương hiệu dẫn đầu của Quảng Ninh.
“Các đồng chí đã lập bàn sớm, gây một nguồn cảm hứng mạnh mẽ của cả nước về cải cách hành chính, trước hết là thể chế, môi trường, đầu tư phát triển", Thủ tướng nói và cho biết luôn luôn theo dõi những đổi mới, phát triển của Quảng Ninh thời gian qua trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong quản lý điều hành.
Biểu dương Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trên cả nước đến thời điểm này đã thực hiện thành công mô hình đối tác công tư để xây dựng thành công mô hình cao tốc Hải Phòng-Hạ Long, cầu Bạch Đằng, sân bay Vân Đồn, Thủ tướng cũng khen ngợi tỉnh đã có những đột phá phát triển toàn diện nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,5%, thuộc nhóm cao nhất cả nước.
Đánh giá 3 khâu đột phá được tỉnh nhà triển khai thành công, Thủ tướng phân tích, tỉnh đã nỗ lực tái cơ cấu gắn liền với những lợi thế vững chắc, phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch và logistics, khai thác bền vững kinh tế biển và nông nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng, mỗi xã một sản phẩm... với nhiều mô hình hiệu quả có thể nhân rộng ra cả nước. Quảng Ninh còn là tỉnh làm tốt công tác xây dựng Đảng. Cả bộ máy tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
“Một bộ máy đoàn kết, thống nhất, hoạt động liên tục, quyết liệt, đạt hiệu quả gắn liền với tinh thần đổi mới sáng tạo theo nguyên tắc mà Đảng, Nhà nước đã đề ra”, Thủ tướng nhận xét.
Chỉ ra một số hạn chế của tỉnh, Thủ tướng đề cập đến vấn đề đầu tiên là phát triển còn dưới mức tiềm năng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít; doanh nghiệp địa phương còn nhỏ về quy mô và khả năng cạnh tranh.
Nhân lực chất lượng cao còn yếu trong khi đây là vấn đề quyết định đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác vận chuyển than trái phép vẫn còn phức tạp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực vịnh Hạ Long còn rất cao. Mặc dù du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng GDP từ du lịch đóng góp chưa được 10% của địa phương.
Ngoài ra, yêu cầu phát triển bền vững trước tác động biến đổi khí hậu vẫn là thách thức ở Quảng Ninh. Tăng trưởng nhanh vẫn phải đi đôi với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh tiếp tục đi tiên phong, tiếp tục là nguồn cảm hứng, là bài học kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phố khác trong cả nước trong các khía cạnh như: sáng kiến cải cách thể chế; khơi thông các nút thắt phát triển kinh tế hạ tầng và vốn xã hội, tiếp tục đột phá tái cơ cấu kinh tế gắn liền với mô hình tăng trưởng. Đi liền với đó là phát triển mạnh mẽ đô thị xanh sạch thông minh.
Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt "Sao Độc lập"
Tối 01-9, tại Nhà Hát lớn Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sao Độc lập".
Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, nhằm khẳng định những giá trị truyền thống lịch sử cao đẹp của dân tộc, đồng thời cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của lớp lớp người Việt Nam đã anh dũng hy sinh để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Tới dự chương trình có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các bậc lão thành cách mạng...
73 năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc về những ngày tháng Tám lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Mỗi năm, ngày Tết Độc lập đến như nhắc nhở tất cả thế hệ người Việt Nam nhớ về những giá trị cao đẹp một giai đoạn lịch sử đã góp phần hun đúc thêm truyền thống của một dân tộc ngàn năm văn hiến dựng nước và giữ nước.
Chương trình gồm 3 trường đoạn: "Khát vọng hòa bình", ca ngợi công cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân ta; "Hòa bình dựng xây" khắc họa bức tranh tươi vui, yên bình của đất nước trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước ấm no, hạnh phúc; "Đất nước đổi mới" ca ngợi công cuộc tái thiết, phát triển và đổi mới đất nước. Những ca khúc đi cùng năm tháng: Giai điệu Tổ quốc, Đất nước, Tự nguyện, Bài ca không quên, Tổ quốc yêu thương, Việt Nam quê hương tôi... gợi nhớ về những tháng ngày lịch sử, những chặng đường, nỗ lực vươn lên của dân tộc đã được các nghệ sỹ thể hiện công phu, truyền tải đến khán giả tình yêu, niềm tự hào sâu sắc.
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đất nước được sống trong hòa bình, các thế hệ người Việt Nam luôn khắc cốt, ghi tâm những người đã đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Ban Tổ chức Chương trình "Sao Độc lập” đã trao 10 phần quà và những bó hoa tươi thắm, dành tặng các bậc lão thành cách mạng tại Thủ đô Hà Nội, mỗi phần quà trị giá 5 triệu đồng tiền mặt.
Lễ vinh danh Đoàn thể thao Việt Nam - Nhân niềm vui, thắp sáng ước mơ
Tối 02-9, tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lễ vinh danh và chúc mừng Đoàn thể thao Việt Nam đã thi đấu thành công, hoàn thành chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước giao phó tại Đại hội thể thao châu Á 2018 (ASIAD 2018) vừa kết thúc ở Indonesia.
Chào đón và chia vui cùng Đoàn trong lễ vinh danh mang tên "Tự hào, Việt Nam ơi!" có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ; cùng lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội, Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và hàng vạn người hâm mộ.
Phát biểu khai mạc lễ vinh danh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Trong không khí cả nước đón mừng ngày Quốc khánh 02-9, hàng triệu trái tim đang hướng về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình cùng chung nhịp đập đón chào Đoàn thể thao Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại ASIAD 2018.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam bày tỏ, bằng tình yêu Tổ quốc cháy bỏng, bằng mồ hôi, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, các vận động viên đã nỗ lực giành thành tích cao, mang lại niềm tự hào cho thể thao Việt Nam. Lễ vinh danh này cũng là dịp để người hâm mộ thể thao cả nước được gặp gỡ, giao lưu với các vận động viên; cùng chia sẻ niềm vui, tự hào với các tập thể, cá nhân đã giành thành tích xuất sắc; đồng cảm với những trăn trở khi một số bộ môn, một số vận động viên chưa đạt được mục tiêu phấn đấu; sát cánh cùng các vận động viên quyết tâm, trau dồi tài năng và bản lĩnh cho những chặng đường sắp tới để đoàn kết cùng nhau thắp sáng ước mơ, nhân lên niềm vui, niềm tự hào dân tộc.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện xúc động cho biết: Hơn 2 tuần qua, những người hâm mộ thể thao Việt Nam đã đồng lòng hướng về Indonesia để dõi theo các vận động viên của Đoàn thể thao Việt Nam thi đấu tại ASIAD 2018. Tất cả đều cảm thấy xúc động và tự hào khi các vận động viên đã giành được nhiều chiến thắng tại Đại hội lần này, đặc biệt là những nỗ lực không mệt mỏi của các vận động viên đã cho thấy ý chí quyết tâm thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo để mang vinh quang cho Tổ quốc.
Tham dự ASIAD 2018, các thành viên Đoàn thể thao Việt Nam đã giành được tổng cộng 4 Huy chương Vàng, 16 Huy chương Bạc và 18 Huy chương Đồng, xếp thứ 17/45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại hội. Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những người hâm mộ thể thao nước nhà, Bộ trưởng nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích ấn tượng mà Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được./.
Chào đón và chia vui cùng Đoàn trong lễ vinh danh mang tên "Tự hào, Việt Nam ơi!" có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ; cùng lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội, Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và hàng vạn người hâm mộ.
Phát biểu khai mạc lễ vinh danh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Trong không khí cả nước đón mừng ngày Quốc khánh 02-9, hàng triệu trái tim đang hướng về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình cùng chung nhịp đập đón chào Đoàn thể thao Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại ASIAD 2018.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam bày tỏ, bằng tình yêu Tổ quốc cháy bỏng, bằng mồ hôi, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, các vận động viên đã nỗ lực giành thành tích cao, mang lại niềm tự hào cho thể thao Việt Nam. Lễ vinh danh này cũng là dịp để người hâm mộ thể thao cả nước được gặp gỡ, giao lưu với các vận động viên; cùng chia sẻ niềm vui, tự hào với các tập thể, cá nhân đã giành thành tích xuất sắc; đồng cảm với những trăn trở khi một số bộ môn, một số vận động viên chưa đạt được mục tiêu phấn đấu; sát cánh cùng các vận động viên quyết tâm, trau dồi tài năng và bản lĩnh cho những chặng đường sắp tới để đoàn kết cùng nhau thắp sáng ước mơ, nhân lên niềm vui, niềm tự hào dân tộc.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện xúc động cho biết: Hơn 2 tuần qua, những người hâm mộ thể thao Việt Nam đã đồng lòng hướng về Indonesia để dõi theo các vận động viên của Đoàn thể thao Việt Nam thi đấu tại ASIAD 2018. Tất cả đều cảm thấy xúc động và tự hào khi các vận động viên đã giành được nhiều chiến thắng tại Đại hội lần này, đặc biệt là những nỗ lực không mệt mỏi của các vận động viên đã cho thấy ý chí quyết tâm thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo để mang vinh quang cho Tổ quốc.
Tham dự ASIAD 2018, các thành viên Đoàn thể thao Việt Nam đã giành được tổng cộng 4 Huy chương Vàng, 16 Huy chương Bạc và 18 Huy chương Đồng, xếp thứ 17/45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại hội. Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những người hâm mộ thể thao nước nhà, Bộ trưởng nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích ấn tượng mà Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được./.
Thí điểm thi tuyển Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Hải Phòng  (06/09/2018)
Gìn giữ và phát huy truyền thống quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Nga  (06/09/2018)
Việt Nam coi trọng phát triển Đối tác chiến lược toàn diện với Nga  (06/09/2018)
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ đặc biệt Việt - Nhật, Nhật - Việt Ryotaro Sugi  (06/09/2018)
Trao Huân chương Lào tặng các tập thể, cá nhân thuộc Quân đội Việt Nam  (06/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên