Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến ngày 30-7-2017
Trao đổi kinh nghiệm trong công tác cải cách hành chính
Ngày 29-7, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm với thành phố Hà Nội trong công tác cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, kêu gọi xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện tiết kiệm chi ngân sách…
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh việc sắp xếp lại bộ máy hành chính thời gian qua. Việc này được thực hiện trước tiên ở Văn phòng UBND thành phố (đơn vị từng bị nhiều phàn nàn về thủ tục hành chính). Chỉ sau một năm, Hà Nội cơ bản đã hoàn thành việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy gắn với đề án cơ cấu việc làm cụ thể đến từng đơn vị.
Về xây dựng chính phủ điện tử, từ cuối năm 2015, thành phố Hà Nội đã mạnh dạn bỏ toàn bộ hệ thống phần mềm, sever cũ để xây dựng hệ thống mới theo hướng kết nối chung từ thành phố tới phường, xã. Hà Nội chủ trương xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình khoa học, thí điểm từ phường xã đến quận rồi mới nhân rộng. Vì vậy, sau một năm, khung chính quyền điện tử của thành phố đã cơ bản hình thành là nền tảng cơ bản cho việc thúc đẩy cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Số thủ tục hành chính ở một quận tại Hà Nội rất lớn, nếu xây dựng trung tâm hành chính công tập trung sẽ không phù hợp, vì vậy Hà Nội sẽ lắp thiết bị đầu cuối đến tận nhà người dân để triển khai các thủ tục hành chính qua mạng, phục vụ người dân, doanh nghiệp tận nơi, không phải đi lại”.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những sáng kiến, cách làm của Hà Nội trong công tác cải cách hành chính; kêu gọi đầu tư; tiết kiệm chi tiêu...; khẳng định đây là những kinh nghiệm quý cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện các sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh cũng trao đổi về những mô hình hiệu quả của Hà Nội, phân tích các căn cứ, chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính. Đặc biệt, các đại biểu đánh giá cao mô hình khen thưởng cán bộ, công chức phục vụ nhân dân tốt với mức thưởng không khống chế tỷ lệ theo hiệu quả thực tế ở quận Long Biên... Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, xây dựng đề án xắp xếp bộ máy; Quy trình đánh giá hàng tháng đối với công chức, viên chức, khen thưởng kịp thời.
Tham khảo kinh nghiệm của Hà Nội khi mạnh dạn bỏ hệ thống phần mềm không đồng bộ để xây dựng hệ thống liên thông chung, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, trả lời lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trong một tháng về cách làm của Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này.
Vĩnh Long: Các biện pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
Năm 2016, tỉnh Vĩnh Long đứng thứ 29/63 tỉnh, thành về chỉ số PAPI, ở nhóm có điểm số trung bình cao. Theo Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long, một số chỉ số đứng thứ hạng cao so với cả nước như: Chỉ số thủ tục hành chính công là 7,43 điểm, đứng thứ 6; chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công là 6,37 điểm, đứng thứ 14. Tuy nhiên, một số tiêu chí vẫn còn ở nhóm điểm thấp so với cả nước như: Tham gia của người dân ở cơ sở là 5,12 điểm, đứng thứ 44; trách nhiệm giải trình với người dân là 4,52 điểm, đứng thứ 50.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu theo 6 chỉ số nội dung, chỉ tiêu bị giảm điểm, giảm thứ hạng. Từ đó xác định nguyên nhân hạn chế, yếu kém thuộc phạm vi, lĩnh vực, trách nhiệm để khắc phục. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng, chống tham nhũng.
Tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ; ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp, công nghệ hiện đại vào công tác thi tuyển, nâng cao chất lượng tuyển dụng và phòng, chống tiêu cực trong việc tổ chức thi tuyển công chức. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra, rà soát, niêm yết công khai, kịp thời các kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, khu giá đất, các chính sách, quy định liên quan đến đền bù, hỗ trợ, giải tỏa, tái định cư… để người dân biết, tiếp cận, thực hiện và giám sát. Sở Tư pháp rà soát việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế những thủ tục hành chính không còn phù hợp với quy định hiện hành…
Các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó giải quyết tốt các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực liên quan đến người dân như: Đất đai, cấp giấy phép xây dựng, các thủ tục hành chính cấp xã; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Các đơn vị thực hiện nghiêm việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính do cơ quan, đơn vị gây ra; xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra tình trạng chậm trễ hồ sơ gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Cải cách hành chính để tạo môi trường đầu tư kinh doanh
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh cho biết, tỉnh Sơn La đã thành lập được Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, hướng tới các huyện cũng sẽ có Trung tâm Hành chính công cấp huyện, thực hiện việc liên thông giữa trung tâm hành chính công cấp huyện, thành phố với trung tâm hành chính công tỉnh, để công khai minh bạch những vấn đề về thủ tục hành chính, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hồ sơ hành chính, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Sơn La là tỉnh thứ hai trong số 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (sau Hà Giang) triển khai mô hình Trung tâm Hành chính công. Đáng chú ý, Sơn La là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng hoàn thiện đưa quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh được xây dựng chuẩn hóa bằng phần mềm Một cửa, công khai việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính từ Trung tâm Hành chính công đến Văn phòng UBND tỉnh thụ lý, giải quyết, bước đầu thu nhiều kết quả tích cực.
Trong tháng 6-2017 (tháng đầu tiên triển khai), Trung tâm đã tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả 101/145 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó trả trước thời hạn 101/110 hồ sơ thủ tục hành chính, đạt 91,82%; trả đúng hạn 2 hồ sơ thủ tục hành chính; đang trong thời hạn giải quyết 35 hồ sơ thủ tục hành chính và trả lại 7 hồ sơ không đúng quy định.
Hiện tại, Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La có 23 quầy giao dịch của 19 sở, ngành của tỉnh và cơ quan Trung ương đóng tại địa phương. Ngoài ra, Trung tâm còn bố trí một quầy tư vấn, hướng dẫn người dân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính và một quầy tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ giúp cho tổ chức, người dân thuận tiện trong việc tra cứu kết quả, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành, đảm bảo công khai minh bạch.
Theo Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, kiêm Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La Cao Xuân Hải, sau một tháng triển khai, Trung tâm đã tiếp nhận gần 3.500 hồ sơ, trong đó có tới 80% được giải quyết trước thời hạn. Đặc biệt, trước đây làm việc với các sở ban ngành ở nhiều nơi khác nhau nên phải mất từ 3 đến 4 ngày hồ sơ mới được giải quyết. Tuy vậy, từ khi có Trung tâm Hành chính công, hồ sơ được giải quyết ngay trong vòng một ngày.
Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La có nhiệm vụ điều hành, phối hợp đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin; hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và một số cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc tại địa phương, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân chỉ đến một nơi để giải quyết các thủ tục hành chính, tạo môi trường làm việc thân thiện, công khai, minh bạch, thuận lợi, văn minh, hiện đại.
Trà Vinh: Vẫn còn cá nhân, đơn vị chưa chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính
Ngày 04-4-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Chỉ thị số 20 – CT/TU về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính" trên địa bàn tỉnh để chấn chỉnh tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức chưa chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính… Tuy nhiên, qua 3 tháng kể từ khi Chỉ thị được ban hành, kết quả cho thấy nhiều cá nhân, đơn vị trong bộ máy hành chính vẫn chưa chấp hành nghiêm túc.
Qua đợt kiểm tra công vụ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại 61 cơ quan, đơn vị trong tỉnh cho thấy, có đến 42/61 đơn vị chưa đảm bảo số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trong quá trình kiểm tra, một số thủ trưởng đơn vị còn báo cáo không đúng việc cán bộ, công chức, viên chức không có mặt tại nơi làm việc. Điều này thể hiện thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức chưa chặt chẽ, có ý bao che, tránh né trách nhiệm. Bên cạnh đó, có 6 đơn vị thực hiện chế độ làm việc chưa đúng giờ. Có 45 đơn vị cán bộ, công chức, viên chức đeo thẻ công chức không đầy đủ…
Không chỉ có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật hành chính mà kể cả nhiều thủ trưởng đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm, không nêu được gương tốt của người đứng đầu, buông lỏng công tác quản lý, như: không triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; không triển khai 20 loại văn bản theo Kế hoạch hành động số 04/KH – UBND, ngày 17-02-2017 của UBND tỉnh thực hiện chủ đề năm 2017 của Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính”; không niêm yết công khai Quy chế dân chủ, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; không niêm yết Bộ thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh công bố; không niêm yết Quy chế tiếp công dân, không lập hộp thư góp ý; không niêm yết số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân dân…
Sát hạch cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 28-7, Thành ủy thành phố Vũng Tàu đã khai mạc kỳ thi sát hạch cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động lĩnh vực quản lý đô thị và tài nguyên môi trường trên địa bàn. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 28 và 29-7. 119 cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động tham gia kỳ thi lần này và được chia thành 3 nhóm đối tượng. Nhóm 1 gồm: Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã. Nhóm 2 gồm: Công chức phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố; công chức hành chính tổng hợp Văn phòng HĐND và UBND thành phố; đội trưởng, đội phó và tổ trưởng là viên chức Đội trật tự đô thị thành phố. Nhóm 3 gồm: Công chức, hợp đồng lao động phụ trách công tác địa chính-xây dựng-đô thị và môi trường các UBND phường, xã.
Hình thức kiểm tra, sát hạch gồm kiểm tra các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các trình độ khác phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; làm bài thi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức chung, kiến thức chuyên môn và thi viết xử lý tình huống, xử lý văn bản trên máy tính, thực hành sử dụng phần mềm E-office.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũng Tàu, Phó Chủ tịch Hội đồng thi cho biết, thành phố đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, làm việc chuyên nghiệp để phục vụ người dân tốt hơn. Kỳ thi sát hạch sẽ giúp lãnh đạo thành phố đánh giá năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động để sắp xếp, bố trí công việc, vị trí làm việc phù hợp, hoặc đưa đi đào tạo, bồi dưỡng thêm. Bên cạnh đó, kỳ thi sát hạch còn tạo sự phấn đấu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện bản thân của mỗi người ở từng vị trí việc làm. Dự kiến, trong năm 2018, thành phố sẽ tổ chức sát hạch ở khối Đảng, đoàn thể.
Cao Bằng tìm giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính
Ngày 26-7, Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo cải thiện chỉ số cải cách hành chính. Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra nguyên nhân khiến chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Cao Bằng những năm gần đây luôn nằm trong nhóm thấp, đó là: một số lĩnh vực thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự tinh gọn, chất lượng; ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao, chưa thật sự gần dân, sát dân và vì dân phục vụ; hoạt động rà soát và triển khai thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn bị động, lúng túng, dẫn đến việc thực hiện thiếu nhanh nhạy, gây chậm trễ trong công tác giải quyết hồ sơ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát các thủ tục hành chính thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ, khi gặp vướng mắc chưa chủ động tìm cách tháo gỡ; chưa có công cụ để đo sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan chuyên môn; cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiếu nguồn kinh phí để đầu tư Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hướng hiện đại…
Để nâng cao chỉ số cải cách hành chính trong thời gian tới, các đại biểu đưa ra các giải pháp như: đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các bộ phận chuyên môn, cơ quan hành chính các cấp; các sở, ngành, huyện, thành phố cần ứng dụng hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông hiện đại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền đến tổ chức, người dân, doanh nghiệp về việc các cơ quan hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch hành chính qua môi trường mạng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…
Năm 2016, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Cao Bằng xếp hạng 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đạt 61,39/97,5 điểm, chỉ số 62,97%.
Trong công tác cải cách hành chính, mặc dù có lĩnh vực xếp hạng thứ nhất trong cả nước nhưng nhiều lĩnh vực còn đạt mức điểm, xếp hạng thấp như: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (đạt 5/8,5 điểm, xếp hạng 55/63); xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (đạt 5,5/9,5 điểm, xếp hạng 42/63)…/.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017  (31/07/2017)
Cảnh cáo, kiến nghị miễn nhiệm chức vụ của bà Hồ Thị Kim Thoa  (31/07/2017)
Đối tượng bị truy nã Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cơ quan công an  (31/07/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo một số tập đoàn Trung Quốc  (31/07/2017)
Cộng đồng người Việt tại Đức tri ân các anh hùng liệt sỹ  (31/07/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam