Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 27-3 đến ngày 2-4-2017)
23:48, ngày 04-04-2017
TCCSĐT - 77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016; Giáo dục quyết định tương lai quốc gia, dân tộc; Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận; Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo bước tăng trưởng cao hơn để đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra cho năm 2017; Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập; Vinh danh 80 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016; Tưng bừng các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại một số địa phương
Từ ngày 27 đến 30-3-2017, Đoàn giám sát của Quốc hội do đồng chí Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu, Phó trưởng Đoàn Giám sát, Trưởng đoàn công tác số 3 đã làm việc với ba tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
Qua nghe báo cáo và trao đổi, Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, việc ban hành chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các Nghị định của Chính phủ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước cơ bản đã được thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tại các địa phương.
Ở Thái Bình, tính đến tháng 12-2016 đã có 92 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư; trong đó lĩnh vực giáo dục có 7 dự án, lĩnh vực y tế 12 dự án, lĩnh vực thể thao 6 dự án… Tỉnh đã triển khai nhiều đề án như: Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; Xã hội hóa về khám chữa bệnh tự nguyện và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone; Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thu hút đầu tư cấp nước sạch khu vực nông thôn… Hiện hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn đã triển khai tại 7/7 huyện của tỉnh Thái Bình với 105 trạm cấp nước sạch tập trung được đầu tư xây dựng.
Tại Nghệ An, qua buổi làm việc với ba huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu cho thấy, các địa phương đặc biệt là Quỳnh Lưu đã thực hiện tốt tự chủ tài chính đối với Bệnh viện đa khoa huyện. Tỉnh Nghệ An hiện có 6 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, gồm: Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ và tin học. Ngoài ra, 1.786 đơn vị đã tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đoàn giám sát đánh giá, việc xây dựng và thực hiện các Đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế đã được quan tâm và có kết quả bước đầu, qua hai năm thực hiện đã tinh giản 1.046 trường hợp. Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế phần lớn chưa gắn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đối tượng tinh giản mới chỉ là những người nghỉ hưu đúng tuổi, chuyển công tác hoặc thôi việc; còn nhiều vướng mắc trong rà soát, phân loại các đối tượng khác. Đây cũng là tình trạng còn tồn tại ở nhiều địa phương của tỉnh Thái Bình và Nghệ An.
Một vấn đề được các thành viên Đoàn Giám sát quan tâm đặt câu hỏi cho các địa phương là việc bổ nhiệm số lượng cấp phó ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện ở nhiều nơi đang vượt mức quy định. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa hiện có 5 Phó giám đốc Sở. Tỉnh Nghệ An có 7/20 Sở và cơ quan tương đương có 4-5 lãnh đạo cấp phó. Tỉnh Thái Bình tuy bổ nhiệm số lượng cấp phó các phòng và cơ quan tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế địa phương; song một số sở, ngành có số lượng chức danh lãnh đạo quản lý nhiều hơn số công chức và người lao động.
77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng 15 giải Vàng và 62 giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2016 cho 77 doanh nghiệp.
15 doanh nghiệp nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2016 gồm tám doanh nghiệp sản xuất lớn, bảy doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, tám doanh nghiệp sản xuất lớn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI; Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà; Công ty Cổ phần Sữa TH; Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Cổ phần gốm Đất Việt; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn; Công ty Cổ phần Mía đường Thành Công Tây Ninh; Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao Delta.
Sáu doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa gồm Công ty Cổ phần dây và cáp điện TAYA Việt Nam; Phân viện Thú y Miền Trung; Công ty Cổ phần Thương mại dược - sâm Ngọc Linh Quảng Nam; Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị; Công ty Cổ phần Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức và một doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa là Công ty Cổ phần Long Hậu.
Trong 62 doanh nghiệp nhận giải Bạc Chất lượng Quốc gia có 22 doanh nghiệp sản xuất lớn; 3 doanh nghiệp dịch vụ lớn; 29 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa; tám doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa.
Giáo dục quyết định tương lai quốc gia, dân tộc
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì đổi mới giáo dục, đào tạo không chỉ quan trọng mà còn trở nên bức thiết hơn, có ý nghĩa quyết định tương lai của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định như vậy trong phát biểu khai mạc Hội nghị Diễn đàn hợp tác (ASEM) về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”, sáng 30-3-2017, tại thành phố Huế.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị sẽ có 4 phiên họp toàn thể thảo luận về các chủ đề: Vai trò của giáo dục và nguồn lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; Cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; Thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Từ tầm nhìn đến hành động: Tăng cường hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Các diễn giả cùng đại biểu sẽ trao đổi về sự cấp thiết của đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số; kinh nghiệm và các điển hình tốt về thúc đẩy giáo dục sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục xuyên quốc gia, đào tạo nghề, tự chủ đại học…; đề xuất biện pháp hợp tác cụ thể.
Các kinh nghiệm đổi mới sẽ được trao đổi, phân tích; nhiều sáng kiến khuyến nghị sẽ được đưa ra. Đặc biệt là liên quan tới các giải pháp thúc đẩy kết nối các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM và các đối tác. Tăng cường hợp tác công - tư, sáng tạo và chuyển giao công nghệ, trước hết và đặc biệt là công nghệ trong giáo dục đào tạo, và trong xây dựng xã hội học tập, cụ thể là trong đề xuất “Chương trình Nghị sự về kỹ năng ASEM thế kỷ XXI”.
Trong phiên bế mạc, Hội nghị sẽ thông qua Báo cáo kết quả và các khuyến nghị để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 (Myanmar, tháng 11-2017), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (Hàn Quốc, tháng 11-2017) và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (Bỉ, năm 2018).
Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
Ngày 31-3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15-02-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian qua Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo bước tăng trưởng cao hơn để đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra cho năm 2017
Sáng 31-3-2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành phiên họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách quý I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2017, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Tham dự có các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và các lãnh đạo sở, ban, ngành của Thành phố.
Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thì ba tháng đầu năm 2017, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng, cao hơn so với cùng kỳ, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) ước đạt 235.932 tỷ đồng, tăng 7,46% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,08%). Trong đó, dịch vụ tăng 7,95% (cùng kỳ tăng 7,8%), công nghiệp và xây dựng tăng 6,67% (cùng kỳ tăng 6,25%), nông nghiệp tăng 5,63% (cùng kỳ tăng 5,8%).
Tổng thu ngân sách Nhà nước (không tính ghi thu, ghi chi) ước thực hiện là 86.606 tỷ đồng, đạt 24,9% dự toán, tăng 18,56% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 8.203 tỷ đồng, đạt 11,61% dự toán, giảm 20,76% so cùng kỳ. Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển tăng 7,8%, lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 61,7% về vốn, đầu tư nước ngoài tăng 56,7%. Huy động vốn qua ngân hàng tăng 11,1%, dư nợ cho vay tăng 19,5%;
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2017 của Thành phố sẽ được tập trung:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Thứ hai, phát triển các nguồn lực: Huy động các nguồn vốn; nguồn lực lao động; khoa học và công nghệ...; Thứ ba, phát triển dịch vụ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước; xây dựng Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh”…; Thứ tư, quản lý đô thị: Tổ chức thực hiện Chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị”; triển khai hiệu quả Chương trình và Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020;…Thứ năm, văn hóa - xã hội: Tập trung tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ các sự kiện, lễ hội lớn của Thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; thực hiện có hiệu quả Đề án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm giáo dục thường xuyên 2010 - 2020”; Thứ sáu, về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức, năng lực, bảo đảm chất lượng hoạt động của lực lượng quân báo trinh sát; tổ chức lực lượng nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu xử trí đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, khôn khéo, kịp thời các tình huống xảy ra, không để tạo ra các “điểm nóng, phức tạp” về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và các tình huống bất ngờ khác.
Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
Ngày 31-3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15-02-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian qua Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Sáng 02-4-2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành và các thế hệ lãnh lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Học viện.
Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Học viện đạt được trong suốt chặng đường phát triển 55 năm qua. Đồng chí đề nghị tập thể, lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, học viên của Học viện cần phát huy truyền thống, bề dày kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ qua để tăng cường đoàn kết, nỗ lực quyết tâm phấn đấu xây dựng, phát triển Nhà trường ngày càng vững mạnh. Đồng thời xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là cán bộ giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực làm gương cho học viên, sinh viên noi theo. Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu Học viện cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo.
Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Học viện nhấn mạnh nhiệm vụ trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp dạy và học đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập; đổi mới phương thức quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo; tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tham gia xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới…
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1982), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Vinh danh 80 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016
Sáng 02-4-2017, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 cho 80 doanh nghiệp đoạt giải.
Tham dự Lễ trao Giải, có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình; cùng đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương, địa phương và các doanh nghiệp đoạt giải lần này.
Giải thưởng Chất lượng quốc gia nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương. Giải thưởng được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng của các quốc gia tiên tiến. Giải được trao hằng năm và giao cho Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì thực hiện.
Qua nghe báo cáo và trao đổi, Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, việc ban hành chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các Nghị định của Chính phủ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước cơ bản đã được thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tại các địa phương.
Ở Thái Bình, tính đến tháng 12-2016 đã có 92 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư; trong đó lĩnh vực giáo dục có 7 dự án, lĩnh vực y tế 12 dự án, lĩnh vực thể thao 6 dự án… Tỉnh đã triển khai nhiều đề án như: Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; Xã hội hóa về khám chữa bệnh tự nguyện và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone; Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thu hút đầu tư cấp nước sạch khu vực nông thôn… Hiện hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn đã triển khai tại 7/7 huyện của tỉnh Thái Bình với 105 trạm cấp nước sạch tập trung được đầu tư xây dựng.
Tại Nghệ An, qua buổi làm việc với ba huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu cho thấy, các địa phương đặc biệt là Quỳnh Lưu đã thực hiện tốt tự chủ tài chính đối với Bệnh viện đa khoa huyện. Tỉnh Nghệ An hiện có 6 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, gồm: Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ và tin học. Ngoài ra, 1.786 đơn vị đã tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đoàn giám sát đánh giá, việc xây dựng và thực hiện các Đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế đã được quan tâm và có kết quả bước đầu, qua hai năm thực hiện đã tinh giản 1.046 trường hợp. Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế phần lớn chưa gắn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đối tượng tinh giản mới chỉ là những người nghỉ hưu đúng tuổi, chuyển công tác hoặc thôi việc; còn nhiều vướng mắc trong rà soát, phân loại các đối tượng khác. Đây cũng là tình trạng còn tồn tại ở nhiều địa phương của tỉnh Thái Bình và Nghệ An.
Một vấn đề được các thành viên Đoàn Giám sát quan tâm đặt câu hỏi cho các địa phương là việc bổ nhiệm số lượng cấp phó ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện ở nhiều nơi đang vượt mức quy định. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa hiện có 5 Phó giám đốc Sở. Tỉnh Nghệ An có 7/20 Sở và cơ quan tương đương có 4-5 lãnh đạo cấp phó. Tỉnh Thái Bình tuy bổ nhiệm số lượng cấp phó các phòng và cơ quan tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế địa phương; song một số sở, ngành có số lượng chức danh lãnh đạo quản lý nhiều hơn số công chức và người lao động.
77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng 15 giải Vàng và 62 giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2016 cho 77 doanh nghiệp.
15 doanh nghiệp nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2016 gồm tám doanh nghiệp sản xuất lớn, bảy doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, tám doanh nghiệp sản xuất lớn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI; Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà; Công ty Cổ phần Sữa TH; Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Cổ phần gốm Đất Việt; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn; Công ty Cổ phần Mía đường Thành Công Tây Ninh; Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao Delta.
Sáu doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa gồm Công ty Cổ phần dây và cáp điện TAYA Việt Nam; Phân viện Thú y Miền Trung; Công ty Cổ phần Thương mại dược - sâm Ngọc Linh Quảng Nam; Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị; Công ty Cổ phần Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức và một doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa là Công ty Cổ phần Long Hậu.
Trong 62 doanh nghiệp nhận giải Bạc Chất lượng Quốc gia có 22 doanh nghiệp sản xuất lớn; 3 doanh nghiệp dịch vụ lớn; 29 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa; tám doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa.
Giáo dục quyết định tương lai quốc gia, dân tộc
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì đổi mới giáo dục, đào tạo không chỉ quan trọng mà còn trở nên bức thiết hơn, có ý nghĩa quyết định tương lai của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định như vậy trong phát biểu khai mạc Hội nghị Diễn đàn hợp tác (ASEM) về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”, sáng 30-3-2017, tại thành phố Huế.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị sẽ có 4 phiên họp toàn thể thảo luận về các chủ đề: Vai trò của giáo dục và nguồn lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; Cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; Thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Từ tầm nhìn đến hành động: Tăng cường hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Các diễn giả cùng đại biểu sẽ trao đổi về sự cấp thiết của đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số; kinh nghiệm và các điển hình tốt về thúc đẩy giáo dục sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục xuyên quốc gia, đào tạo nghề, tự chủ đại học…; đề xuất biện pháp hợp tác cụ thể.
Các kinh nghiệm đổi mới sẽ được trao đổi, phân tích; nhiều sáng kiến khuyến nghị sẽ được đưa ra. Đặc biệt là liên quan tới các giải pháp thúc đẩy kết nối các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM và các đối tác. Tăng cường hợp tác công - tư, sáng tạo và chuyển giao công nghệ, trước hết và đặc biệt là công nghệ trong giáo dục đào tạo, và trong xây dựng xã hội học tập, cụ thể là trong đề xuất “Chương trình Nghị sự về kỹ năng ASEM thế kỷ XXI”.
Trong phiên bế mạc, Hội nghị sẽ thông qua Báo cáo kết quả và các khuyến nghị để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 (Myanmar, tháng 11-2017), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (Hàn Quốc, tháng 11-2017) và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (Bỉ, năm 2018).
Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
Ngày 31-3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15-02-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian qua Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo bước tăng trưởng cao hơn để đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra cho năm 2017
Sáng 31-3-2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành phiên họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách quý I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2017, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Tham dự có các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và các lãnh đạo sở, ban, ngành của Thành phố.
Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thì ba tháng đầu năm 2017, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng, cao hơn so với cùng kỳ, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) ước đạt 235.932 tỷ đồng, tăng 7,46% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,08%). Trong đó, dịch vụ tăng 7,95% (cùng kỳ tăng 7,8%), công nghiệp và xây dựng tăng 6,67% (cùng kỳ tăng 6,25%), nông nghiệp tăng 5,63% (cùng kỳ tăng 5,8%).
Tổng thu ngân sách Nhà nước (không tính ghi thu, ghi chi) ước thực hiện là 86.606 tỷ đồng, đạt 24,9% dự toán, tăng 18,56% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 8.203 tỷ đồng, đạt 11,61% dự toán, giảm 20,76% so cùng kỳ. Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển tăng 7,8%, lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 61,7% về vốn, đầu tư nước ngoài tăng 56,7%. Huy động vốn qua ngân hàng tăng 11,1%, dư nợ cho vay tăng 19,5%;
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2017 của Thành phố sẽ được tập trung:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Thứ hai, phát triển các nguồn lực: Huy động các nguồn vốn; nguồn lực lao động; khoa học và công nghệ...; Thứ ba, phát triển dịch vụ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước; xây dựng Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh”…; Thứ tư, quản lý đô thị: Tổ chức thực hiện Chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị”; triển khai hiệu quả Chương trình và Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020;…Thứ năm, văn hóa - xã hội: Tập trung tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ các sự kiện, lễ hội lớn của Thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; thực hiện có hiệu quả Đề án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm giáo dục thường xuyên 2010 - 2020”; Thứ sáu, về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức, năng lực, bảo đảm chất lượng hoạt động của lực lượng quân báo trinh sát; tổ chức lực lượng nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu xử trí đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, khôn khéo, kịp thời các tình huống xảy ra, không để tạo ra các “điểm nóng, phức tạp” về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và các tình huống bất ngờ khác.
Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
Ngày 31-3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15-02-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian qua Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Sáng 02-4-2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành và các thế hệ lãnh lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Học viện.
Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Học viện đạt được trong suốt chặng đường phát triển 55 năm qua. Đồng chí đề nghị tập thể, lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, học viên của Học viện cần phát huy truyền thống, bề dày kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ qua để tăng cường đoàn kết, nỗ lực quyết tâm phấn đấu xây dựng, phát triển Nhà trường ngày càng vững mạnh. Đồng thời xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là cán bộ giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực làm gương cho học viên, sinh viên noi theo. Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu Học viện cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo.
Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Học viện nhấn mạnh nhiệm vụ trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp dạy và học đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập; đổi mới phương thức quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo; tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tham gia xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới…
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1982), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Vinh danh 80 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016
Sáng 02-4-2017, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 cho 80 doanh nghiệp đoạt giải.
Tham dự Lễ trao Giải, có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình; cùng đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương, địa phương và các doanh nghiệp đoạt giải lần này.
Giải thưởng Chất lượng quốc gia nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương. Giải thưởng được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng của các quốc gia tiên tiến. Giải được trao hằng năm và giao cho Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì thực hiện.
Giải thưởng Chất lượng quốc gia được xét tặng cho 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất lớn; doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; doanh nghiệp dịch vụ lớn; doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ.
Phát biểu tại Lễ trao Giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hàng nghìn doanh nghiệp được trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia đã không ngừng phát triển, đổi mới để đóng góp rất to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy còn nhiều doanh nghiệp chưa được trao giải thưởng nhưng tất cả đã cùng quyết tâm sáng tạo, đổi mới, góp một phần không thể thiếu vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại Lễ trao Giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hàng nghìn doanh nghiệp được trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia đã không ngừng phát triển, đổi mới để đóng góp rất to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy còn nhiều doanh nghiệp chưa được trao giải thưởng nhưng tất cả đã cùng quyết tâm sáng tạo, đổi mới, góp một phần không thể thiếu vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Theo Phó Thủ tướng, một nền kinh tế chỉ có thể có sức cạnh tranh cao khi phát huy thật tốt lợi thế riêng của mình và nhất thiết phải có năng suất cao, chất lượng tốt, mọi nguồn lực được phân phối và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, một mặt, cần tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thật thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi nhất và ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời; nhiều người có ý chí lập nghiệp và khi có ý chí lập nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thì đều được tạo điều kiện thuận lợi để khởi sự sản xuất, kinh doanh.
Tưng bừng các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương
Trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 01-4 và sáng 02-4, đã diễn ra lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ và Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.
Sáng 02-4 (tức ngày 6 tháng 3 năm Đinh Dậu), Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ đã diễn ra tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 01-4, Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.
Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì được tổ chức nhằm khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và các thế hệ cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam; qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.
Đúng 19 giờ 45 phút, Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 bắt đầu diễu hành, biểu diễn của hơn 1.800 diễn viên, nghệ nhân văn hóa dân gian đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì, đúng 20 giờ 30 phút, cũng tại sân khấu quảng trường công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với Chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương".
Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, phong phú với 3 phần: Phần 1 mang tựa đề Linh thiêng Đất tổ Hùng Vương; phần 2, Di sản các miền quê; phần 3, Rạng ngời quê hương đất nước.
Tưng bừng các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương
Trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 01-4 và sáng 02-4, đã diễn ra lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ và Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.
Sáng 02-4 (tức ngày 6 tháng 3 năm Đinh Dậu), Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ đã diễn ra tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 01-4, Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.
Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì được tổ chức nhằm khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và các thế hệ cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam; qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.
Đúng 19 giờ 45 phút, Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 bắt đầu diễu hành, biểu diễn của hơn 1.800 diễn viên, nghệ nhân văn hóa dân gian đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì, đúng 20 giờ 30 phút, cũng tại sân khấu quảng trường công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với Chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương".
Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, phong phú với 3 phần: Phần 1 mang tựa đề Linh thiêng Đất tổ Hùng Vương; phần 2, Di sản các miền quê; phần 3, Rạng ngời quê hương đất nước.
Một số điểm nổi bật qua khảo sát chỉ số PAPI 2016  (04/04/2017)
Việt Nam gìn giữ và phát triển các mối quan hệ truyền thống  (04/04/2017)
Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống  (04/04/2017)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Saint Petersburg  (04/04/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ  (04/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên