Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) chú trọng thực hiện chính sách dân tộc, chính sách an sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
TCCS - Bình Liêu là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về chiến lược quân sự và quốc phòng. Việc quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa lớn cả về mặt xã hội và an ninh, quốc phòng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Công tác giảm nghèo được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn quan tâm, chỉ đạo thực hiện; triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, qua đó người dân nhận thức rõ mục tiêu, nhiều hộ gia đình viết đơn đăng ký thoát nghèo và tích cực tham gia các chương trình, dự án của huyện, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập, ổn định đời sống. Kết quả thực hiện: Đầu năm 2019, số hộ nghèo là 840 hộ, bằng 11,35%; hộ cận nghèo là 1.250 hộ bằng 16,89%. Đến năm 2023: (1) Theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương: Huyện không còn hộ nghèo; hộ cận nghèo còn 96 hộ, bằng 1,23%. (2) Theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND, ngày 30-3-2023, của Hội đồng nhân dân tỉnh: Còn 1.235 hộ nghèo, cận nghèo, bằng 15,87 %, trong đó, hộ nghèo còn 69, bằng 0,89%, hộ cận nghèo còn 1.166 hộ, bằng 14,99%. Giai đoạn 2019 - 2023, qua 5 năm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm bình quân 3,05%/năm.
Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Kết quả, đến năm 2021, xã Hoành Mô đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2022, huyện thực hiện mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Đồng Văn, Đồng Tâm, Lục Hồn, Vô Ngại đạt chuẩn nông thôn mới với 19/19 tiêu chí và 57/57 chỉ tiêu. Đến hết năm 2023, huyện có thêm xã Húc Động đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn Bình Liêu đạt chuẩn đô thị văn minh theo tiêu chí mới 2021 - 2025; năm 2023, huyện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong toàn quốc đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2024, huyện phấn đấu cơ bản đạt chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU
Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 17-5-2021, của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 210/KH-UBND, ngày 29-10-2021, của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Chương trình hành động số 20-CTr/HU, ngày 20-01-2022, xác định 3 giải pháp đột phá; với 9 nhóm mục tiêu, 22 nhóm chỉ tiêu và 69 nhiệm vụ. Kết quả đến nay: Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: (1) Vốn đầu tư hạ tầng: Vốn thực hiện Chương trình tổng thể, tổng số 600.550 triệu đồng, gồm: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 555.000 triệu đồng, ngân sách huyện 45.550 triệu đồng; Vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Tổng số 301.447,043 triệu đồng, trong đó: năm 2021 là 15.238,525 triệu đồng; năm 2022 là 116.580 triệu đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ 65.280 triệu đồng, ngân sách huyện 51.300); năm 2023 là 54.685,418 triệu đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ 51.130,418 triệu đồng; ngân sách huyện 3.555 triệu đồng); năm 2024 là 114.943 triệu đồng. (2) Triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn năm 2021 - 2023: Với nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ và bố trí từ ngân sách huyện, huyện triển khai 5 dự án liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi với 2 hợp tác xã và 1 doanh nghiệp làm chủ dự án liên kết với 287 hộ dân tham gia, kinh phí đã hỗ trợ giải ngân sau đầu tư là 1.701,225 triệu đồng, trong đó: năm 2021, thực hiện giải ngân 408,784 triệu đồng từ ngân sách huyện; năm 2022, thực hiện giải ngân 494,193 triệu đồng từ ngân sách huyện; năm 2023, thực hiện giải ngân 798,248 triệu đồng từ ngân sách tỉnh. (3) Vốn tín dụng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách thực hiện Chương trình tổng thể: Tổng nguồn vốn được phân bổ 41.000 triệu đồng, trong đó: năm 2021 là 10.000 triệu đồng; năm 2022 là 16.000 triệu đồng; năm 2023 là 15.000 triệu đồng. Số đã cho vay: 41.000 triệu đồng, với 583 hộ vay.
Về chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
Trong giai đoạn 2019 - 2023, thực hiện Nghị định 78/NĐ-CP, ngày 04-10-2002, về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, huyện đã sử dụng nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống góp phần giảm nghèo, ổn định cuộc sống với tổng vốn 351.911 triệu đồng, với 5.644 lượt vay. Trong đó, năm 2019 cho vay 1.313 hộ với tổng kinh phí 70.016 triệu đồng; năm 2020 cho vay 1.218 hộ với tổng kinh phí 63.664 triệu đồng; năm 2021 cho vay 943 hộ với tổng kinh phí 53.272 triệu đồng; năm 2022 cho vay 1.027 hộ với tổng kinh phí 74.417 triệu đồng; năm 2023 cho vay 1.143 hộ với tổng kinh phí 90.622 triệu đồng.
Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội khác
Triển khai chính sách an sinh xã hội theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, như Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND, ngày 16-7-2021 cùng nhiều chính sách về các lĩnh vực y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn…; các chính sách được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, định mức quy định; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có được nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được nâng lên.
Huyện đã tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Năm 2022, trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát xác định nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, từ đó đề xuất nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn chính sách tín dụng. Qua rà soát, xác định 40 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở; 28 hộ có nhu cầu về đất sản xuất nông nghiệp; 08 hộ có nhu cầu về hỗ trợ đất lâm nghiệp. Năm 2024, có 3 hộ thiếu đất ở có nhu cầu hỗ trợ kinh phí tự tạo quỹ đất, san mặt bằng 132 triệu đồng; 3 hộ chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề 30 triệu đồng,... Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án giao đất, giao rừng; giải quyết những vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đất ở, đất sản xuất cho nhân dân; chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp đất rừng.
Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, từ huy động xã hội hóa của huyện, trong 5 năm, từ năm 2019 đến năm 2023, đã hỗ trợ xóa nhà ở tạm, nhà dột nát, nhà ở không bảo đảm chất lượng cho 402 nhà, với tổng kinh phí huy động hỗ trợ là 15.555 triệu đồng. Năm 2019, hỗ trợ 61 nhà, với kinh phí hỗ trợ 1.135 triệu đồng; năm 2020 hỗ trợ 111 nhà, với kinh phí hỗ trợ 1.850 triệu đồng; năm 2021, hỗ trợ 40 nhà, với kinh phí hỗ trợ 2.280 triệu đồng (cả kinh phí chưa giải ngân năm 2019); năm 2022, hỗ trợ 171 nhà, với kinh phí hỗ trợ 8.550 triệu đồng; năm 2023, hỗ trợ 19 nhà, với kinh phí hỗ trợ 1.440 triệu đồng. Đến cuối năm 2023 huyện không còn nhà tạm, nhà đột nát.
Huyện cũng chủ động đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung, tính đến hết năm 2023 trên địa bàn huyện có 34 công trình cấp nước tập trung (khu vực nông thôn 29 công trình, khu vực đô thị 5 công trình), cung cấp nước sạch sinh hoạt cho 4.455/7.780 hộ dân trên địa bàn toàn huyện, đạt 57,26%, trong đó: Khu vực nông thôn là, 3.200/5.804 hộ, đạt tỷ lệ 55,13%, khu vực đô thị là: 1.255/1.976 hộ đạt 63,5%. Tổng số hộ gia đình tại khu vực nông thôn được cung cấp sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 5.804 hộ/5.804 hộ đạt 100%.
Hàng năm, huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện thu gom vận chuyển rác thải trên địa bàn, duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng phong trào “Ngày chủ nhật xanh” gắn với thực hiện tiêu chí “3 sạch” trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trở thành phong trào thi đua tiêu biểu tại các địa phương trên địa bàn huyện. Qua rà soát nhu cầu, huyện đã huy động nguồn kinh phí xã hội hóa hỗ trợ 1.032 hộ/1.146 hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong đó số hộ đã hoàn thành là 1.013 hộ/1.146 hộ. Tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện có nhà tiêu hợp vệ sinh là 7.666 hộ/7780 hộ đạt 98,53%; Huyện cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ gia đình xây dựng, di chuyển chuồng, trại chăn nuôi ra xa nhà ở, đạt tỷ lệ hộ dân có chuồng, trại hợp vệ sinh trên 80%.
Để phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện tập trung triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 16-7-2021, của Huyện ủy và Đề án về “Phát triển giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển huyện Bình Liêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ. Tính đến tháng 12-2023, toàn huyện có 95% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 23,3% đạt trên chuẩn; 100% cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học, số phòng học kiên cố toàn huyện là 359 phòng, 100% các trường học đạt chuẩn thư viện (giữ vững so với năm 2019). Các trường, điểm trường đều có công trình nước sạch và nhà vệ sinh. Quy mô giáo dục ngày càng phát triển, đến nay, toàn huyện có 24/24 cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn quốc gia chiếm 100%, trong đó có 07/24 trường đạt chuẩn mức độ 2, chiếm 29,16%. Tỷ lệ trường chuẩn đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh. Huyện cũng tập trung triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”, hằng năm 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường học tiếng Việt; tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số ra lớp đạt kết quả cao qua các năm. Phổ cập xóa mù chữ được quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả, tỷ lệ người dân từ 15 - 60 tuổi biết chữ mức độ 1 là 21.705/21.909, đạt 99,07%. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí, chế độ ăn trưa cho trẻ bán trú vùng khó khăn.
Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và y tế điều trị; chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” gắn với nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, huyện đã tạo ra bước chuyển biến trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới. Thực hiện chính sách thu hút bác sĩ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ y, bác sỹ; đến nay, có 5/7 trạm y tế có bác sĩ; toàn huyện đạt 8 bác sĩ/vạn dân; có 85 giường bệnh; 100% các xã duy trì và giữ vững chuẩn quốc gia về y tế xã; các thôn, bản đều có cộng tác viên y tế, hoạt động đi vào nền nếp.
Hằng năm, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định. Đặc biệt, huyện thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa người có công: Tổng số đối tượng đến tháng 12-2023 là 208 người, số kinh phí chi trả, hỗ trợ giai đoạn 2019 - 2023 là 20.518,9 triệu; triển khai các chương trình hỗ trợ về nhà ở cho 18 gia đình người có công với cách mạng; thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, chính sách khám, chữa bệnh cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đến năm 2023 tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt 97,6%. Tổ chức tiếp nhận, tặng quà Tết Nguyên đán hằng năm cho các đối tượng người có công, đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn tổng số 21.450 suất quà, với tổng giá trị 12.643,0 triệu đồng. Huy động nguồn lực xã hội hóa, ủng hộ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn kinh phí xây dựng nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, bể bioga, hỗ trợ vốn triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh… thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ Biên cương” giai đoạn 2021 - 2025, Mái ấm tình thương.../.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên - Kết quả và những giải pháp chủ yếu  (25/10/2024)
Huyện Bình Liêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử  (10/10/2024)
Mối quan hệ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - tổ chức đại diện người lao động trong thực hiện an sinh xã hội trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (17/05/2024)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm