Hoạt động kinh doanh Agribank 6 tháng đầu năm 2022: Góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
TCCS - Ngày 28-7-2022, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến trong toàn hệ thống.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về phía Agribank, có các đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Phạm Đức Ấn; Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tiết Văn Thành; các đồng chí Ban Thường vụ Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên; các Phó Tổng giám đốc; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; kế toán trưởng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Agribank; lãnh đạo các Ủy ban, ban, trung tâm, đơn vị sự nghiệp tại Trụ sở chính; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các công ty con trực thuộc; trưởng, phó văn phòng đại diện khu vực; Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh loại I, Chi nhánh Camphuchia…
Tại hội nghị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành báo cáo sơ kết tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Những tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát không ngừng leo thang tại nhiều quốc gia. Ở trong nước, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, kinh tế Việt Nam dần phục hồi, phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở đồng thuận, chia sẻ của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành và các đơn vị, cán bộ, người lao động toàn hệ thống, Agribank đã triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phù hợp với tình hình thực tế nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục triển khai thiết thực, có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đồng thời vẫn bảo đảm khả năng tài chính. Nhiều chỉ tiêu kinh doanh đã đạt và vượt tiến độ kế hoạch năm 2022 đề ra. Đến 30-6-2022, tổng tài sản đạt 1,77 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt 1,62 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1,39 triệu tỷ đồng; các tỷ lệ an toàn hoạt động bảo đảm theo quy định.
Làm tròn nhiệm vụ chính trị, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với tỷ trọng đầu tư “Tam nông” chiếm trên 65% tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Với hiệu quả trong công tác phòng chống dịch và triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế của Chính phủ, công tác tín dụng của Agribank tăng trưởng tích cực, tập trung vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, cùng với đó, kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng hơn 176 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Agribank nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, chủ động triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiên phong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; kéo dài thời gian triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 quy mô 100.000 tỷ đồng; cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp lớn quy mô 30.000 tỷ đồng…
Với mục tiêu không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh, Agribank phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm ngân hàng hiện đại, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ qua kênh điện tử, phát triển dịch vụ mới có tính nổi trội trên nền tảng E-Banking; tiếp tục triển khai dịch vụ tài khoản số đẹp, mở tài khoản trực tuyến eKYC; tăng cường mở rộng dịch vụ thu/chi hộ; mở rộng hoạt động AutoBank (CDM), đẩy mạnh kết nối POS; mở rộng liên kết dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm… Đặc biệt, Agribank ra mắt và triển khai sản phẩm thẻ chip nội địa Lộc Việt theo chuẩn VCCS sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay, tích hợp hai ứng dụng thẻ ghi nợ và tín dụng trên cùng một chip, giúp khách hàng linh hoạt và chủ động trong lựa chọn phương thức thanh toán. Vừa qua, sản phẩm Thẻ Lộc Việt của Agribank đã dành Giải Sao Khuê 2022 cho hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, 6 tháng đầu năm 2022, Agribank đã dành hơn 200 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giáo dục, y tế, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, nhà đại đoàn kết, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Dự kiến trong năm 2022, Agribank dành khoảng 600 tỷ đồng để triển khai các hoạt động an sinh xã hội trong cả nước.
Tại hội nghị, ban lãnh đạo Agribank đã tập trung thời lượng để các đại biểu trình bày tham luận, tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị, giải đáp vướng mắc của các đơn vị trong triển khai hoạt động kinh doanh.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn đánh giá cao tinh thần chủ động, nỗ lực, trách nhiệm của các đơn vị, cán bộ, người lao động toàn hệ thống với nhiều kết quả đáng khích lệ; đồng thời chỉ rõ những giải pháp trọng tâm cần thực hiện để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2022, chuẩn bị lộ trình cổ phần hoá.
Sáu tháng cuối năm 2022, toàn hệ thống cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, hỗ trợ hiệu quả người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện Chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; chủ động điều hành công tác huy động, cân đối vốn phù hợp với sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hoạt động. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, đồng chí Chủ tịch Hội đồng thành viên đề nghị các đơn vị tuân thủ quy định phòng chống dịch, sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng phó, bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn, thông suốt trong mọi tình huống.
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, bám sát định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống Agribank quyết tâm nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận dụng thời cơ thuận lợi, đoàn kết, hỗ trợ vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh và các mục tiêu đề ra năm 2022./.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận Trung ương  (22/07/2022)
Agribank vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021  (31/03/2022)
Agribank và Vietnam Post ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện  (17/02/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên