Vietcombank lần thứ 10 vào Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022
TCCS - Ngày 6-6-2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Forbes Việt Nam công bố Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022. Đây là lần thứ 10 Forbes Việt Nam công bố Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất và Vietcombank đứng thứ 6 trong top 10 của bảng xếp hạng, cũng là ngân hàng duy nhất 10 lần liên tục lọt vào danh sách này.
Dù gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng ngành ngân hàng vẫn trên đà tăng trưởng trong chu kỳ phát triển. Trong số đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản hơn 1,4 triệu tỷ đồng và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Forbes, Vietcombank là định chế tài chính nổi tiếng, hoạt động hiệu quả, ổn định, chất lượng tài sản vượt trội và có thu nhập từ dịch vụ đa dạng bậc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Vietcombank cao thứ hai thị trường, tạo lợi thế cho ngân hàng về chi phí vốn huy động đầu vào.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng luôn có mặt trong danh sách Global 2000 của Forbes. Dự kiến lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng vượt mức 30.000 tỷ đồng.
Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất lần thứ 10 của Forbes Việt Nam ghi nhận 9 công ty lần đầu tiên có mặt. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách đạt 193.183 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2021. Tổng doanh thu các công ty trong danh sách đạt 1.192.754 tỷ đồng. Các ngành tăng trưởng tốt nhất về lợi nhuận trong năm qua gồm ngân hàng, chứng khoán, nguyên liệu, dịch vụ logistics. Ngân hàng cũng là ngành có nhiều đại diện nhất trong danh sách năm nay với 7 đại diện.
Lễ công bố Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức tháng 8-2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh./.
Tuyết Tuyết (tổng hợp)
Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn  (23/05/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển