Giá trị Vietcombank đứng đầu trong top 25 thương hiệu tài chính
TCCS - Với giá trị 705 triệu USD, thương hiệu Vietcombank đứng đầu về giá trị trong danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố.
Danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính gồm: Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Tổng giá trị của 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu đạt 3,95 tỷ USD. Trong danh sách, ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 17 đại diện, kế tiếp là chứng khoán với 5 đại diện và ngành bảo hiểm với 3 đại diện. Do quy mô và tính chất hoạt động, ngành ngân hàng cũng chiếm 14 vị trí dẫn đầu trong danh sách.
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này khi làn sóng COVID-19 bùng phát lần thứ tư gây tác động tiêu cực nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội. Khi tính toán, Forbes Việt Nam nhận thấy giá trị một số ngân hàng Việt Nam đã vượt hoặc tiệm cận các đối thủ mạnh trong khu vực. Chẳng hạn vào trung tuần tháng 7-2021, vốn hóa của Vietcombank đã vượt Commercial Siam Bank (SCB) - ngân hàng lớn nhất Thái Lan và trên đường tiệm cận với định chế tài chính lớn nhất Malaysia là Malayan Banking Berhad (Maybank). So sánh với hai ngân hàng, tuy quy mô tổng tài sản Vietcombank vẫn còn khoảng cách nhưng được thị trường, trong đó có định chế tài chính nước ngoài định giá cao dựa trên dư địa tăng trưởng của thị trường tài chính, sức mạnh nội tại và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Forbes Việt Nam tính toán và công bố danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam lần đầu tiên năm 2016. Trong lần thứ sáu thực hiện danh sách, Forbes Việt Nam có một điều chỉnh quan trọng. Theo đó, thay vì thực hiện danh sách tổng hợp như năm lần trước đây, kể từ năm 2021, Forbes Việt Nam tập trung tính toán giá trị thương hiệu của các công ty trong một lĩnh vực cụ thể. Sự điều chỉnh này nhằm mở rộng đối tượng tính toán và tập trung chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Mặt khác, với thời gian đủ dài nhìn vào danh sách có thể thấy sự thay đổi, phát triển của doanh nghiệp.
Giữa tháng 9-2021, YouGov - một công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế, có trụ sở chính tại Anh và hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia cũng đã công bố bảng xếp hạng thương hiệu bảo hiểm, ngân hàng Việt Nam năm 2021 (Vietnam Banking & Insurance Rankings 2021). Tại bảng xếp hạng riêng các thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank cũng đứng thứ nhất trong các ngân hàng Việt Nam. Bảng xếp hạng này được lập ra dựa trên điểm số Index từ YouGov BrandIndex, công cụ đo lường các đánh giá của người tiêu dùng về những thương hiệu tài chính của Việt Nam và quốc tế. Điểm Index này được tính trên các tiêu chí: từ nhận thức của người tiêu dùng về các khía cạnh của thương hiệu, chất lượng tổng quát, giá trị, ấn tượng, uy tín, sự hài lòng và việc liệu người tiêu dùng có muốn giới thiệu thương hiệu này cho người khác hay không.
Liên tiếp dẫn đầu trong các bảng xếp hạng bởi các công ty, tạp chí uy tín đã khẳng định giá trị thương hiệu Vietcombank hiện đã và đang là ngân hàng số 1 Việt Nam và vẫn đang quyết liệt hiện thực hoá mục tiêu chiến lược đến năm 2025 giữ vững vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam, trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam./.
Vietcombank trao tặng gói an sinh xã hội 100 tỷ đồng cho Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh  (10/09/2021)
Vietcombank ra mắt chương trình khách hàng thân thiết VCB Rewards  (08/09/2021)
Vietcombank tổ chức lễ công bố quyết định về nhân sự lãnh đạo cấp cao  (02/09/2021)
Vietcombank công bố nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị  (30/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển