Vietcombank tiếp tục là thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam
TCCS - Ngày 30-07-2019, Tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu. Tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt hơn 9,3 tỷ USD, tăng 1,2 tỷ USD so với danh sách công bố năm 2018.
Theo danh sách, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nằm trong top 10 thương hiệu dẫn đầu, giá trị thương hiệu đạt 246,5 triệu USD (tăng 68,6 triệu USD so với năm 2018), tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng trên thị trường với khoảng cách 98,5 triệu USD so với ngân hàng thứ 2 và 105,4 triệu USD so với ngân hàng thứ 3. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vietcombank giữ vị trí là thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trong danh sách bình chọn của Tạp chí Forbes Việt Nam.
Forbes Việt Nam cho biết danh sách được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 100 công ty có thương hiệu mạnh, sản phẩm có độ phủ và mức độ nhận biết cao với người tiêu dùng, Forbes Việt Nam tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty. Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành.
Năm 2018, Vietcombank được ghi nhận là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động với lợi nhuận hợp nhất đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017. Các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu dưới 1% phân loại theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2018, Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019 với lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019, tiếp tục dẫn đầu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán về giá trị lợi nhuận tuyệt đối./.
Công trình thủy điện Lai Châu được đưa vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia  (13/08/2019)
Bệnh viện K đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba  (12/08/2019)
Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử  (11/08/2019)
Đại hội XIII của Đảng chưa đặt ra vấn đề sửa đổi Cương lĩnh  (11/08/2019)
Ngăn ngừa lạm quyền trong công tác cán bộ  (10/08/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển