Hà Nội chú trọng đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
TCCS - Với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, ngoại giao, là Thủ đô cũng như trái tim của đất nước, trong thời gian vừa qua, Hà Nội đã phát huy mạnh mẽ công tác đối ngoại nhân dân và tiếp tục triển khai hiệu quả công tác này trong thời gian tới, góp phần nâng cao hình ảnh Thủ đô Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế.
Vai trò của đối ngoại nhân dân
Trong lịch sử và truyền thống Việt Nam, ở bất kỳ giai đoạn và hoàn cảnh nào, đối ngoại nhân dân cũng luôn là một thành tố quan trọng trong công tác đối ngoại chung nhằm phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tạo thành sức mạnh to lớn trên mặt trận đối ngoại, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.
Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, do các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp không nhân danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta đối với nước ngoài, vận động nhân dân các nước ủng hộ đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hoạt động đối ngoại nhân dân có tính linh hoạt cao, có nội dung và hình thức hết sức đa dạng, không bị giới hạn, không bị ràng buộc bởi các quy ước của ngoại giao chính thức. Đối ngoại nhân dân có khả năng đề cập tất cả các vấn đề “chính đáng” để thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Thực tiễn cho thấy, vai trò của công tác đối ngoại nhân dân là một trong những sáng tạo độc đáo của cách mạng Việt Nam. Đối ngoại nhân dân cùng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước đã tạo thành ba trụ cột trong mặt trận đối ngoại chung của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng.
Dựa vào những nền tảng trên, trong thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác đối ngoại nhân dân, qua đó đạt được những thành tích đáng kể. Dấu ấn tốt đẹp từ đối ngoại nhân dân được tạo dựng thông qua việc triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và thực sự trở thành cầu nối hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế. Các hoạt động nhân kỷ niệm các dấu mốc lớn trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, các sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế được tổ chức thời gian qua không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa của người dân Hà Nội mà còn quảng bá hình ảnh Thủ đô giàu truyền thống hơn nghìn năm tuổi.
Ngoài ra, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân, các tổ chức đoàn thể của thành phố như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO) đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của Thủ đô. Có thể thấy những đóng góp của HAUFO thời gian qua, như chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động gắn kết chặt chẽ hoạt động đối ngoại nhân dân với thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển của Thủ đô. Bên cạnh đó, đóng góp vào việc tạo dựng thêm các kênh thông tin đối ngoại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới; tích cực đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới, phát triển sâu rộng đến các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành của thành phố. Đồng thời, tuyên truyền nhận thức về đối ngoại nhân dân đến với người dân Thủ đô, như: nắm bắt lợi thế về sự linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại, tạo mạng lưới tại các quận, huyện, thị xã của Thủ đô, là cánh tay nối dài ra khu vực, thế giới; tận dụng bề dày truyền thống trong đối ngoại nhân dân Thủ đô, gây dựng tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Hà Nội với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Đây vừa là kinh nghiệm, vừa là vốn quý, cần được phát huy để cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, tranh thủ được điều kiện thuận lợi, phục vụ xây dựng Thủ đô, phát triển đất nước, phát huy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vừa qua, Tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã khảo sát Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại nhân dân của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030” nhằm đánh giá công tác đối ngoại nhân dân của Hà Nội. Cụ thể, mục đích thực hiện khảo sát là đánh giá về các yếu tố bảo đảm chất lượng và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 8 công tác đối ngoại nhân dân bao gồm: Hoạt động của các tổ chức đa phương; hoạt động thông tin đối ngoại; hoạt động tham gia lễ tân ngoại giao; hoạt động xúc tiến, vận động viện trợ; hoạt động nhân đạo, từ thiện; hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn, phong trào, tuyên truyền; giao lưu nhân dân, trao đổi đoàn với các nước và cuối cùng là hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Qua quá trình khảo sát, chỉ số trung bình của Hà Nội đạt mức cao với 80,77 điểm.
Trong những năm qua, lực lượng tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân không ngừng được mở rộng, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Từ 150 tổ chức vào năm 1940, đến nay, lực lượng tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân đã có trên 400 đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương, với nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức ở địa phương.
Hiện nay, công tác đối ngoại của Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai, đẩy mạnh hoạt động một cách toàn diện với phạm vi hoạt động rộng mở hơn, nội dung hoạt động đa dạng hơn, cách tiếp cận và hình thức hoạt động linh hoạt hơn… Đặc biệt, vai trò của công tác đối ngoại nhân dân được Đảng và Nhà nước Việt Nam vô cùng coi trọng, xác định công tác này là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Vì vậy, bên cạnh Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 2-12-2008, “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam”; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 6-7-2011, “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng nhằm tạo điều kiện để Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát huy mạnh mẽ vai trò của công tác đối ngoại nhân dân, như Quyết định số 41/2013/QĐ-TTg, ngày 15-7-2013, của Thủ tướng Chính phủ, “Về một số chế độ, chính sách đối với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam”; Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 19-9-2019, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới”. Đây là động lực to lớn giúp những người làm công tác đối ngoại nhân dân thêm quyết tâm hoàn thành tốt vai trò của mình.
Bên cạnh đó, nền tảng của đối ngoại nhân dân được củng cố vững chắc nhờ những thành tựu của thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 kết hợp với việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cùng hình ảnh uy tín, vị thế ngày càng cao của đất nước, sự yêu mến, cảm phục, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác của bạn bè quốc tế. Một điểm thuận lợi khác cho công tác đối ngoại nhân dân đó là lực lượng thực hiện công tác này ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, cũng như ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Nhận thức về công tác đối ngoại nhân dân của mỗi người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Điều này chính là cơ sở tạo dựng niềm tin của thành phố trong mắt bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới với Việt Nam.
Công tác đối ngoại nhân dân của Hà Nội trong thời gian tới
Trong giai đoạn tới, công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân đóng vai trò quan trọng bởi quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước cũng có những điểm mới tập trung vào việc tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, đồng thời đổi mới sáng tạo, xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô.
Với vị thế Thủ đô của đất nước, một số giải pháp nhằm nâng cao đối ngoại nhân dân tại Hà Nội trong thời gian tới cần được tích cực triển khai. Theo đó, công tác đối ngoại nhân dân của thành phố Hà Nội cần phát huy thế mạnh đặc thù của mình, khẳng định được “vai trò trụ cột” qua những đóng góp cụ thể đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, khẳng định vị thế Thủ đô trên trường quốc tế. Điều này cũng góp phần vào việc nâng cao vị thế chung của đất nước, cũng như việc củng cố và xây dựng tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của nền ngoại giao “toàn diện” và “hiện đại”.
Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, trên tinh thần tích cực đẩy mạnh đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, trong vai trò nòng cốt triển khai công tác đối ngoại nhân dân của Thủ đô, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới chủ thể tham gia công tác đối ngoại nhân dân, thực hiện phương châm “biến đối ngoại thành sự nghiệp của toàn dân”.
Đồng thời, thành phố cần tập trung vào 5 nhiệm vụ định hướng, chiến lược và ba giải pháp đột phá để phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Cụ thể, thành phố cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và sâu sát hoạt động đối ngoại nhân dân bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh tăng cường hội nhập nhằm thu hút và phát huy các nguồn lực quốc tế.
Bên cạnh đó, hình thức và nội dung các hoạt động đối ngoại nhân dân của Hà Nội cũng cần được đổi mới nhằm thích ứng linh hoạt trong bối cảnh mới. Cụ thể, thành phố cần chú trọng phục hồi kinh tế trong thời kỳ kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và tình hình mới của khu vực và thế giới, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng số, trực tuyến trong các hoạt động đối ngoại, cũng như đa dạng hóa các hình thức, nội dung của các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại nhân dân. Ngoài ra, Hà Nội cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công tác đối ngoại nhân dân theo hướng cụ thể và triển khai có hiệu quả hơn nữa trong mọi lĩnh vực, gắn với lợi ích kinh tế - xã hội của thành phố, đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các đoàn thể, các tổ chức nhân dân với các cơ quan, đơn vị Trung ương và thành phố.
Vì vậy, công tác tuyên truyền và đối ngoại với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về công tác đối ngoại nhân dân cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác đối ngoại nhân dân. Đồng thời, mở rộng phạm vi, quy mô và lực lượng tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân trong, ngoài thành phố và các địa phương khác./.
Đảng bộ thành phố Hà Nội nỗ lực thực hiện các mục tiêu năm 2022  (28/10/2022)
Gỡ điểm nghẽn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội  (27/10/2022)
Thành phố Hà Nội: Đa dạng sản phẩm để khôi phục và phát triển du lịch  (26/10/2022)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên