Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
23:22, ngày 02-11-2017
TCCSĐT - Cán bộ lãnh đạo quản lý là những người có nhiệm vụ hoạch định chủ trương công tác và điều hành quá trình thực hiện nó ở một cấp độ nào đó. Đối tượng này được quy hoạch, đào tạo căn bản cả về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên ngành, có khả năng tổng hợp và khái quát cao. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài khả năng và tinh thần tự học tập, còn phụ thuộc nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa để hội nhập với khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tin học vào hiện đại hóa nền hành chính, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Vấn đề nâng cao chất lượng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lãnh đạo quản lý nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở (bao gồm xã, phường, thị trấn) nói riêng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Trong đó việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là một nhiệm vụ rất quan trọng bởi lẽ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, nơi làm việc trực tiếp với dân, cấp xã giải quyết xong mọi việc là xong xuôi.
Theo khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cũng tại Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là những người trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cương lĩnh, điều lệ của tổ chức trong thực tiễn. Trực tiếp giải quyết những vấn đề dân quyền, dân sinh, dân trí và tiếp cận với đông đảo quần chúng nhân dân - lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có nhiệm vụ và trọng trách phải làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân thấy được sự đúng đắn của đường lối, sách lược của Đảng để nhân dân một lòng một dạ theo Đảng; quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay. Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở chính là nhằm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức vừa am hiểu về nền kinh tế thị trường vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Đào tạo và bồi dưỡng theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao có kết quả, hiệu quả và chất lượng tốt. Do đó, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng.
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo ở các xã nông thôn, miền núi được quan tâm, chú trọng phát triển toàn diện trên nhiều mặt. Điều này thể hiện rõ qua các số liệu thống kê ở tỉnh Phú Thọ như sau: Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ (2011 - 2016) đã bầu được 7.001 đại biểu Hội đồng nhân dân xã, trong đó số đại biểu nữ là 1.671 người, chiếm 23,9%; đại biểu người dân tộc thiểu số là 1.182 người, chiếm 16,9%; đại biểu đại diện các tôn giáo là 357 người, chiếm 5,1%; Trình độ chuyên môn: đại học và sau đại học có 1.349 người, chiếm 19,3%; trung cấp có 2.465 người, chiếm 35,2%; Trình độ lý luận chính trị: cử nhân chính trị và cao cấp lý luận chính trị có 60 người, chiếm 0,86%; trung cấp có 2.730 người, chiếm 39%.
Tính đến tháng 12-2013, tổng số cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Phú Thọ là 5.865 người. Trong đó, cán bộ cấp xã là 2.853 người; công chức cấp xã là 3.012 người .
Về chất lượng cán bộ cấp xã: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng có 904 người (chiếm 31,7%); trung cấp có 1.605 người (chiếm 56,3%); sơ cấp có 64 người (chiếm 2,2%); chưa qua đào tạo có 280 người (chiếm 9,8%); Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp có 24 người (chiếm 0,8%); trung cấp có 2.216 người (chiếm 77,7%); sơ cấp có 329 người (chiếm 11,5%); chưa qua đào tạo có 284 người (chiếm 10,0%).
Về chất lượng công chức cấp xã: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng có 1.173 người (chiếm 38,9%); trung cấp có 1.759 người (chiếm 58,4%); sơ cấp có 45 người (chiếm 1,5%); chưa qua đào tạo có 35 người (chiếm 1,2%); Trình độ chính trị: Cao cấp có 01 người (chiếm 0,03%); trung cấp có 1.451 người (chiếm 48,17%); sơ cấp có 505 người (chiếm 16,77%); chưa qua đào tạo có 1.055 người (chiếm 35,03%).
Từ khi thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của tỉnh Phú Thọ cơ bản đủ về số lượng, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được nâng lên. Chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ, nhiều cán bộ trưởng thành từ thực tiễn đã tích cực khắc phục khó khăn, chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ, công chức đã tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo; hăng hái thực hiện đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở đã đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số cán bộ, công chức cấp cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn chức danh đạt thấp. Cán bộ, công chức chủ yếu vừa học, vừa làm nên thời gian học tập trung không nhiều. Nhiều cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cán bộ có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngại đi học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan, tổ chức. Việc đào tạo với sử dụng cán bộ chưa hợp lý, nội dung và chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao, giáo trình đào tạo tuy đã được cải tiến song vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng cán bộ cơ sở, phương thức đào tạo chưa đa dạng hóa. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đi học nhằm hợp thức hóa bằng cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn. Thêm vào đó là chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song vẫn còn thấp.
Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức chậm đổi mới tư duy, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách; phần lớn công chức cấp xã làm việc không theo chuyên môn được đào tạo. Điều hành và xử lý công việc còn lúng túng; nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa thật sự tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân.
Ngoài ra, việc quy hoạch cán bộ cơ sở mới chỉ dừng lại ở các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú ý đến đội ngũ làm công tác chuyên môn và cán bộ dự nguồn… Nói chung, cán bộ có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị còn ít và thiếu đồng đều giữa các địa phương nên việc bố trí cùng lúc nhiều cán bộ đi đào tạo còn khó khăn. Từ đó dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành bộc lộ yếu kém về năng lực, trình độ. Dẫn đến hạn chế tính tự chủ trong công việc, lúng túng khi cụ thể hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chưa giải quyết được những vấn đề nảy sinh phức tạp ở cơ sở theo thẩm quyền.
Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cấp cơ sở để đáp ứng sự phát triển nền kinh tế - xã hội thời kỳ mới đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung cho những năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Thứ nhất, các bộ, ban, ngành có liên quan tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý và quan tâm phân bổ nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với các tổ chức và công dân của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010 - 2020, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập quốc tế.
Thứ ba, thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá đúng trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã trên cơ sở bám sát yêu cầu chính trị. Từ đó xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số,… theo từng năm và cả nhiệm kỳ để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đồng thời chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để có đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực thế mạnh ở địa phương. Đẩy mạnh việc thu hút cán bộ có trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, phường, thị trấn.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý phải gắn với việc bố trí, sử dụng, tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý chặt chẽ cán bộ cử đi học, chấm dứt việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước, đào tạo sau. Phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ của chế độ công vụ theo hệ thống chức nghiệp. Nghiên cứu, từng bước vận dụng hình thức thi theo vị trí, chức danh của chế độ công vụ theo hệ thống “việc làm” trong việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn và quản lý. Trước mắt, xây dựng quy trình thi vào một số chức danh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã…
Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng dạy, báo cáo viên chất lượng cao; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường thực hiện các bài tập tình huống, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để người học có thể vận dụng ngay kiến thức được trang bị vào công việc đang đảm nhận. Quan tâm bố trí kinh phí thỏa đáng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã.
Thứ sáu, tăng cường phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo để đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa đào tạo chính quy tập trung với đào tạo tại chức, giữa ngắn hạn với dài hạn, giữa trong nước và ngoài nước, giữa đào tạo ở trường lớp với đào tạo qua thực tiễn. Trong đó, chú trọng hình thức đào tạo chính quy tập trung; mở rộng hình thức cử tuyển đối với một số lĩnh vực và đối tượng thật sự có nhu cầu như cán bộ người dân tộc, cán bộ y tế cơ sở, cán bộ xã, phường, thị trấn.
Thứ bảy, các cấp có thẩm quyền cần xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch, bậc, trong đó cần tăng cường các kỹ năng sau:
Kỹ năng chiến lược: khả năng khái quát, tầm nhìn, hoạch định về công tác tổ chức, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh,… trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ tiếp theo.
Kỹ năng chuyên môn: toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác yêu cầu, liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác.
Kỹ năng học tập: khả năng áp dụng lý luận, kinh nghiệm, sáng kiến vào thực tiễn hay đưa vào môi trường, hoàn cảnh mới, khả năng đáp ứng khi thay đổi, phát triển,…
Kỹ năng phối hợp, giao tiếp: khả năng phối hợp, hợp tác, xử lý thông tin, giao tiếp, hiểu biết về con người, xã hội, tình hình địa phương, đất nước,…
Kỹ năng nghiệp vụ: vai trò và khả năng giải quyết vấn đề, khả năng phấn đấu vươn lên, khả năng phân tích, tổng kết, kiểm tra, giám sát, ra quyết định.
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh./.
Vấn đề nâng cao chất lượng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lãnh đạo quản lý nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở (bao gồm xã, phường, thị trấn) nói riêng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Trong đó việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là một nhiệm vụ rất quan trọng bởi lẽ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, nơi làm việc trực tiếp với dân, cấp xã giải quyết xong mọi việc là xong xuôi.
Theo khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cũng tại Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là những người trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cương lĩnh, điều lệ của tổ chức trong thực tiễn. Trực tiếp giải quyết những vấn đề dân quyền, dân sinh, dân trí và tiếp cận với đông đảo quần chúng nhân dân - lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có nhiệm vụ và trọng trách phải làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân thấy được sự đúng đắn của đường lối, sách lược của Đảng để nhân dân một lòng một dạ theo Đảng; quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay. Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở chính là nhằm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức vừa am hiểu về nền kinh tế thị trường vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Đào tạo và bồi dưỡng theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao có kết quả, hiệu quả và chất lượng tốt. Do đó, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng.
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo ở các xã nông thôn, miền núi được quan tâm, chú trọng phát triển toàn diện trên nhiều mặt. Điều này thể hiện rõ qua các số liệu thống kê ở tỉnh Phú Thọ như sau: Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ (2011 - 2016) đã bầu được 7.001 đại biểu Hội đồng nhân dân xã, trong đó số đại biểu nữ là 1.671 người, chiếm 23,9%; đại biểu người dân tộc thiểu số là 1.182 người, chiếm 16,9%; đại biểu đại diện các tôn giáo là 357 người, chiếm 5,1%; Trình độ chuyên môn: đại học và sau đại học có 1.349 người, chiếm 19,3%; trung cấp có 2.465 người, chiếm 35,2%; Trình độ lý luận chính trị: cử nhân chính trị và cao cấp lý luận chính trị có 60 người, chiếm 0,86%; trung cấp có 2.730 người, chiếm 39%.
Tính đến tháng 12-2013, tổng số cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Phú Thọ là 5.865 người. Trong đó, cán bộ cấp xã là 2.853 người; công chức cấp xã là 3.012 người .
Về chất lượng cán bộ cấp xã: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng có 904 người (chiếm 31,7%); trung cấp có 1.605 người (chiếm 56,3%); sơ cấp có 64 người (chiếm 2,2%); chưa qua đào tạo có 280 người (chiếm 9,8%); Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp có 24 người (chiếm 0,8%); trung cấp có 2.216 người (chiếm 77,7%); sơ cấp có 329 người (chiếm 11,5%); chưa qua đào tạo có 284 người (chiếm 10,0%).
Về chất lượng công chức cấp xã: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng có 1.173 người (chiếm 38,9%); trung cấp có 1.759 người (chiếm 58,4%); sơ cấp có 45 người (chiếm 1,5%); chưa qua đào tạo có 35 người (chiếm 1,2%); Trình độ chính trị: Cao cấp có 01 người (chiếm 0,03%); trung cấp có 1.451 người (chiếm 48,17%); sơ cấp có 505 người (chiếm 16,77%); chưa qua đào tạo có 1.055 người (chiếm 35,03%).
Từ khi thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của tỉnh Phú Thọ cơ bản đủ về số lượng, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được nâng lên. Chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ, nhiều cán bộ trưởng thành từ thực tiễn đã tích cực khắc phục khó khăn, chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ, công chức đã tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo; hăng hái thực hiện đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở đã đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số cán bộ, công chức cấp cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn chức danh đạt thấp. Cán bộ, công chức chủ yếu vừa học, vừa làm nên thời gian học tập trung không nhiều. Nhiều cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cán bộ có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngại đi học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan, tổ chức. Việc đào tạo với sử dụng cán bộ chưa hợp lý, nội dung và chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao, giáo trình đào tạo tuy đã được cải tiến song vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng cán bộ cơ sở, phương thức đào tạo chưa đa dạng hóa. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đi học nhằm hợp thức hóa bằng cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn. Thêm vào đó là chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song vẫn còn thấp.
Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức chậm đổi mới tư duy, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách; phần lớn công chức cấp xã làm việc không theo chuyên môn được đào tạo. Điều hành và xử lý công việc còn lúng túng; nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa thật sự tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân.
Ngoài ra, việc quy hoạch cán bộ cơ sở mới chỉ dừng lại ở các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú ý đến đội ngũ làm công tác chuyên môn và cán bộ dự nguồn… Nói chung, cán bộ có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị còn ít và thiếu đồng đều giữa các địa phương nên việc bố trí cùng lúc nhiều cán bộ đi đào tạo còn khó khăn. Từ đó dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành bộc lộ yếu kém về năng lực, trình độ. Dẫn đến hạn chế tính tự chủ trong công việc, lúng túng khi cụ thể hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chưa giải quyết được những vấn đề nảy sinh phức tạp ở cơ sở theo thẩm quyền.
Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cấp cơ sở để đáp ứng sự phát triển nền kinh tế - xã hội thời kỳ mới đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung cho những năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Thứ nhất, các bộ, ban, ngành có liên quan tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý và quan tâm phân bổ nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với các tổ chức và công dân của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010 - 2020, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập quốc tế.
Thứ ba, thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá đúng trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã trên cơ sở bám sát yêu cầu chính trị. Từ đó xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số,… theo từng năm và cả nhiệm kỳ để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đồng thời chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để có đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực thế mạnh ở địa phương. Đẩy mạnh việc thu hút cán bộ có trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, phường, thị trấn.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý phải gắn với việc bố trí, sử dụng, tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý chặt chẽ cán bộ cử đi học, chấm dứt việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước, đào tạo sau. Phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ của chế độ công vụ theo hệ thống chức nghiệp. Nghiên cứu, từng bước vận dụng hình thức thi theo vị trí, chức danh của chế độ công vụ theo hệ thống “việc làm” trong việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn và quản lý. Trước mắt, xây dựng quy trình thi vào một số chức danh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã…
Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng dạy, báo cáo viên chất lượng cao; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường thực hiện các bài tập tình huống, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để người học có thể vận dụng ngay kiến thức được trang bị vào công việc đang đảm nhận. Quan tâm bố trí kinh phí thỏa đáng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã.
Thứ sáu, tăng cường phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo để đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa đào tạo chính quy tập trung với đào tạo tại chức, giữa ngắn hạn với dài hạn, giữa trong nước và ngoài nước, giữa đào tạo ở trường lớp với đào tạo qua thực tiễn. Trong đó, chú trọng hình thức đào tạo chính quy tập trung; mở rộng hình thức cử tuyển đối với một số lĩnh vực và đối tượng thật sự có nhu cầu như cán bộ người dân tộc, cán bộ y tế cơ sở, cán bộ xã, phường, thị trấn.
Thứ bảy, các cấp có thẩm quyền cần xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch, bậc, trong đó cần tăng cường các kỹ năng sau:
Kỹ năng chiến lược: khả năng khái quát, tầm nhìn, hoạch định về công tác tổ chức, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh,… trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ tiếp theo.
Kỹ năng chuyên môn: toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác yêu cầu, liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác.
Kỹ năng học tập: khả năng áp dụng lý luận, kinh nghiệm, sáng kiến vào thực tiễn hay đưa vào môi trường, hoàn cảnh mới, khả năng đáp ứng khi thay đổi, phát triển,…
Kỹ năng phối hợp, giao tiếp: khả năng phối hợp, hợp tác, xử lý thông tin, giao tiếp, hiểu biết về con người, xã hội, tình hình địa phương, đất nước,…
Kỹ năng nghiệp vụ: vai trò và khả năng giải quyết vấn đề, khả năng phấn đấu vươn lên, khả năng phân tích, tổng kết, kiểm tra, giám sát, ra quyết định.
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh./.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Đồng tình lùi thời gian bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới  (02/11/2017)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị  (02/11/2017)
Nhật Bản chúc Việt Nam tổ chức thành công tuần lễ Cấp cao APEC  (02/11/2017)
Việt Nam đã sẵn sàng đón tiếp lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC  (02/11/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam