Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số
TCCS - Thời gian qua, Hà Nội chủ động triển khai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động điều hành, quản lý. Góp phần phát triển và hoàn thiện xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp Hà Nội tạo nền tảng vững chắc phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.
Phát triển mục tiêu qua từng năm
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội đã cho thấy tính hiệu quả cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, thực thi công vụ, những năm qua, Hà Nội ban hành nhiều kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin với những mục tiêu rõ ràng theo từng giai đoạn. Kế hoạch số 48/KH-UBND, ngày 13-2-2018, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về “ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2018” xác định mục tiêu: phát triển mạnh mẽ, triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố. Năm 2019, Kế hoạch số 39/KH-UBND, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về “Kế hoạch công nghệ thông tin thành phố Hà Nội năm 2019” tiếp tục nhấn mạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phát triển Chính quyền điện tử. Bên cạnh đó, Hà Nội đặt ra mục tiêu hình thành một số thành phần cơ bản của thành phố thông minh hướng tới xây dựng thành phố Hà Nội thông minh bền vững, mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân trên nền tảng công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngoài ra, Kế hoạch cũng nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng, phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung trọng tâm của thành phố. Mục tiêu này được nâng lên một bước trong Kế hoạch số 132/KH-UBND, ngày 27-5-2021, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về “ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội”. Theo đó, Hà Nội đặt ra mục tiêu: phát triển Chính quyền điện tử hướng tới mục tiêu hình thành Chính quyền số thành phố Hà Nội tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả, cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm từng bước chuyển đổi số, cung cấp dữ liệu mở của chính quyền thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; chính quyền thành phố hoạt động, vận hành, ban hành chính sách, đưa ra quyết định chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ số theo hướng chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp một cách tối ưu dựa trên năng lực khai thác và phân tích dữ liệu.
Nhiệm vụ trọng tâm
Để đạt được mục tiêu đề ra, thành phố đã triển khai nhiều bước đi quan trọng trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Với mục tiêu phát triển chính quyền điện tử hướng tới hình thành chính quyền số, Hà Nội xác định những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, về cơ chế chính sách, thành phố tập trung rà soát, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở của thành phố, ban hành quy định, quy chế khai thác và sử dụng dữ liệu chia sẻ của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với định hướng của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành và tình hình triển khai thực tiễn của thành phố.
Thứ hai, từng bước hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai chính quyền số, tuân thủ Mô hình tham chiếu về kết nối mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; hình thành trung tâm điều hành thông minh của thành phố Hà Nội; phát triển Trung tâm dữ liệu chính, Trung tâm dữ liệu dự phòng, hướng tới hình thành trung tâm tích hợp dữ liệu dùng chung của Thành phố. Hà Nội cũng tiếp tục duy trì, mở rộng Hệ thống Họp giao ban trực tuyến; tập trung đầu tư nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị công nghệ thông tin cần thiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp tại bộ phận “một cửa”; từng bước xây dựng, phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành gắn kết với phát triển Thành phố thông minh, bảo đảm triển khai hiệu quả, tránh chồng chéo, tận dụng, kết hợp tối đa với hạ tầng của các tổ chức, cá nhân đã đầu tư.
Thứ ba, phát triển các hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của Thành phố (LGSP) từng bước kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi, chuyên ngành của Thành phố và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng nền tảng dùng chung đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển, công bố và triển khai rộng rãi trong cả nước để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu; xây dựng giải pháp công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành của Thành phố.
Thứ tư, tiếp tục duy trì, phát triển các cơ sở dữ liệu cốt lõi, chuyên ngành; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu bảo đảm đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; phát triển hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của thành phố (là một chức năng thành phần của Trung tâm điều hành thông minh của thành phố Hà Nội).
Thứ năm, phát triển các ứng dụng, dịch vụ.
Đối với phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, biên lai điện tử đối với các dịch vụ hành chính công của thành phố. Song song với đó, phát triển, mở rộng Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội, Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước các cấp, các ngành tạo điều kiện cho người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của các cơ quan nhà nước thành phố.
Đối với phục vụ hoạt động điều hành nội bộ, phát triển các ứng dụng, dịch vụ trong phục vụ hoạt động điều hành nội bộ, Hà Nội xác định xây dựng và triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung của thành phố, thống nhất bảo đảm kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử phục vụ hoạt động của các cấp chính quyền thành phố và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của thành phố, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước các cấp và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Hà Nội cũng xác định triển khai nhân rộng đến cấp huyện, cấp xã Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; gắn kết các dịch vụ cung cấp cho thành phố thông minh với các dịch vụ Chính quyền điện tử, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị của thành phố, HĐND thành phố Hà Nội.
Thứ sáu, bảo đảm an toàn thông tin mạng: Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy chế, chính sách, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc thành phố. Đồng thời, Hà Nội triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
Giải pháp then chốt
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số thời gian tới, thành phố đồng thời thực thi nhiều giải pháp quan trọng.
Một là, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân và doanh nghiệp. Theo đó, Hà Nội tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố và người dân về chính quyền số và an toàn thông tin mạng; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn người dân trên địa bàn thành phố sử dụng các dịch vụ số của cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động xã hội hóa. Thành phố cũng nghiên cứu đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn thông tin mạng dựa trên các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp của thành phố về phát triển chính quyền số và an toàn thông tin mạng, thành phố cũng từng bước tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số. Đặc biệt, rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hoá hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, thành phố còn từng bước ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ trả lời tự động, giải đáp các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Hai là, phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Giải pháp này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ phát triển chính quyền số cho thành phố. Thực hiện giải pháp này, Hà Nội ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ thiết kế, sản xuất bởi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan nhà nước cần phối hợp với doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng lưới bưu chính công cộng, mạng xã hội và ứng dụng của doanh nghiệp; khai thác hiệu quả mạng lưới bưu chính công ích để hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ của chính quyền thành phố.
Ba là, nghiên cứu, hợp tác làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ bằng cách đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến khích các nhà tổ chức khoa học, các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính quyền số cho thành phố.
Bốn là, thu hút nguồn lực công nghệ thông tin. Để thực hiện giải pháp này, Hà Nội xác định nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong các cơ quan nhà nước của thành phố; tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ thông tin của thành phố để thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao làm việc và nghiên cứu, phát triển các giải pháp phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và phát triển Chính quyền số cho Thành phố nói riêng.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế. Chủ động, tăng cường các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế trong phát triển chính quyền số được xem là một giải pháp thiết thực cần triển khai. Theo đó, thành phố tích cực tham gia các tổ chức quốc tế; liên kết, phối hợp, chia sẻ các cách làm mới, sáng tạo trong triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số với các tỉnh, thành phố trong nước và các thành phố, đô thị phát triển trên thế giới./.
Đan Phượng xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển đô thị  (28/08/2021)
Thủ đô Hà Nội: Quyết tâm chống dịch phục vụ nhân dân  (26/08/2021)
Huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống  (20/08/2021)
Hà Nội phát huy thế mạnh mô hình giáo dục chất lượng cao  (19/08/2021)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên