Hơn 1 tỷ cổ phiếu Nam A Bank được chấp thuận niêm yết trên HOSE
Theo đó, HOSE chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB. Giá trị cổ phiếu niêm yết hơn 10.580 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
Trong vài năm gần đây, nhiều ngân hàng giao dịch trên UPCoM đã có kế hoạch chuyển sàn niêm yết lên HOSE hoặc HNX. Đầu năm 2023, kế hoạch này được đã được Nam A Bank trình tại Đại hội đồng cổ đông.
Việc niêm yết HOSE đánh dấu bước chuyển mình, giúp Nam A Bank thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư nước ngoài.
Tính đến hết quý III/2023, tổng tài sản Nam A Bank đạt quy mô gần 207 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ, hoàn thành 100,9% kế hoạch năm. Qua đó, Nam A Bank gia nhập vào nhóm 20 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng trưởng ổn định, đạt hơn 2.000 tỷ đồng (tăng 10,3% so với cùng kỳ). Tổng huy động vốn và dư nợ tín dụng hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm, lần lượt đạt hơn 164 nghìn tỷ đồng và hơn 132 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Để đạt kết quả trên, Nam A Bank đã chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm củng cố nền tảng vững chắc. Tiên phong số hóa toàn diện, chú trọng phát triển tín dụng xanh từ sớm, không ngừng tăng cường khả năng quản trị đảm bảo duy trì sự hiệu quả và bền vững vượt trội là cách mà Nam A Bank xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, nhà đầu tư và đối tác.
Hệ sinh thái Ngân hàng số của Nam A Bank liên tục được hoàn thiện, tăng cường các tính năng cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, nhanh chóng, bảo mật và khác biệt. Việc đi đầu trong chuyển đổi số giúp số lượng khách hàng cá nhân của Nam A Bank tăng mạnh trong những năm gần đây. Đồng thời cũng là lời giải cho bài toán mở rộng mạng lưới nhưng vẫn đảm bảo tiết giảm chi phí vận hành.
Khối lượng và giá trị các giao dịch ngân hàng điện tử của Nam A Bank đã tăng lần lượt là 11,8 lần so với năm 2021. Đến tháng 11-2023 tăng 1,55 lần so với cuối năm 2022. Số lượng khách hàng tăng trưởng gấp đôi so với năm 2022.
Đẩy mạnh kinh doanh đi kèm với hệ thống quản trị rủi ro tốt, tiên phong áp dụng chuẩn mực quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong những năm gần đây nhằm thu hút khách hàng, nhà đầu tư cũng như linh hoạt ứng phó với thách thức của thị trường.
Năm 2023, ngân hàng này đã công bố hoàn thành triển khai cấu phần rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ Basel II - FIRB và tiếp tục hoàn thành xây dựng các phương pháp luận, công cụ theo chuẩn mực Basel III - Reforms.
Trước đó, Nam A Bank là một trong bốn ngân hàng Việt công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III. Đồng thời, Nam A Bank và Ernst & Young Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao dự án triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tiên phong áp dụng chuẩn mực quản trị tài chính quốc tế.
Việc củng cố thêm các cấu phần tiên tiến nhất của Basel cũng như chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế giúp Nam A Bank tiếp tục khẳng định tính minh bạch và hoạt động an toàn, hiệu quả trước bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức như hiện nay. Những năm gần đây, Nam A Bank liên tục được chấp thuận mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch.
Tính đến thời điểm này, Nam A Bank có gần 250 điểm kinh doanh trên toàn quốc, trong đó có gần 150 điểm kinh doanh truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch) và 100 điểm OneBank, đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng triệu lượt khách hàng. Ngày 15-12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có các văn bản chấp thuận Nam A Bank thành lập 5 chi nhánh và 3 phòng giao dịch.
Những chuyển biến tích cực của Nam A Bank về tài chính và quản trị rủi ro trong năm 2023 cũng phản ánh tích cực lên diễn biến cổ phiếu của ngân hàng. Theo đại diện ngân hàng, việc Nam A Bank niêm yết cổ phiếu trên HOSE là bước tiến lớn tiếp theo trong quá trình phát triển. Những thách thức, áp lực mới khi niêm yết cũng sẽ là điều kiện để Nam A Bank tiếp tục tăng trưởng bền vững, nắm bắt những cơ hội hợp tác, kinh doanh mới để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cổ đông./.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn: 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách “thấu hiểu lòng dân, tận tình phục vụ”  (19/12/2022)
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận góp phần tích cực trong công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững  (11/12/2022)
Thành phố Hà Nội phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội  (09/12/2022)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên