Đảng bộ Co-opBank: Kiên định với nhiệm vụ hỗ trợ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững
TCCS - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) Nguyễn Quốc Cường cho biết, trên cơ sở 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, với sự chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng việc giữ vững mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của mình, thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Co-opBank phối hợp chặt chẽ với Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ là ngân hàng của các qũy tín dụng nhân dân, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.
Gần 30 năm hình thành và phát triển, Co-opBank đã và đang khẳng định vị thế, vai trò là ngân hàng của các qũy tín dụng nhân dân, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hạn chế “tín dụng đen”, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ, khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID-19...
“Những thành quả mà Co-opBank đạt được là một minh chứng cho sự thành công trong hoạt động của Đảng bộ Co-opBank khi đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình, qua đó đã chủ động, sáng tạo lãnh đạo hệ thống hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc đẩy hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phát triển an toàn, bền vững”.
Đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) nhận định.
Co-opBank tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập năm 1995; năm 2013 được chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Xuất phát điểm từ quy mô nhỏ bé, nguồn vốn và nhân lực hạn chế, đến nay, Co-opBank đã có 32 chi nhánh, 66 phòng giao dịch phục vụ hỗ trợ gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân, hơn 1,6 triệu thành viên trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố, với tổng nguồn vốn gần 200 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay trên 150 nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho vay nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ hộ gia đình, khách hàng ở vùng sâu, vùng xa nơi khó tiếp cận được các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Đảng bộ Co-opBank là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương (tiền thân là Chi bộ cơ sở Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được nâng cấp thành đảng bộ vào tháng 4-2011 và đổi tên thành Đảng bộ Co-opBank vào tháng 8-2013). Hiện nay, Đảng bộ Co-opBank có hơn 100 đảng viên sinh hoạt tại 6 chi bộ trực thuộc.
Bám sát các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy cấp trên, thời gian qua, Đảng bộ Co-opBank đã lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời cụ thể hóa các nội dung trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Co-opBank thành các kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện trong đơn vị, như: Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” gắn với các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Co-opBank luôn hỗ trợ tích cực và chủ động triển khai thực hiện các chức trách nhiệm vụ đối với hoạt động hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, tập trung điều hòa vốn tiền gửi quỹ tín dụng nhân dân (lên đến 40.000 tỷ đồng), tiền vay hỗ trợ thanh khoản; hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, kiểm tra, giám sát, tham gia tái cơ cấu quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Đặc biệt, Co-opBank đã đầu tư cho chuyển đổi số, phát triển sản phẩm dịch vụ, đưa dịch vụ ngân hàng hiện đại thanh toán chuyển tiền điện tử, thẻ… kết nối với hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas); các hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và đa phương với các ngân hàng thương mại.
Đến nay, Co-opBank xây dựng mạng lưới thanh toán với gần 700 quỹ tín dụng nhân dân; tháng 1-2022 đã đưa hỗ trợ chuyển tiền nhanh 24/7, ứng dụng ngân hàng số (Co-opBank Mobile Banking), thẻ chip Co-opBank Napas vào khai thác nhằm giúp các quỹ tín dụng nhân dân và thành viên chuyển tiền thanh toán nhanh chóng, tức thời…, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, Co-opBank cũng tích cực phát huy hiệu quả Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và chủ động thực hiện kế hoạch cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kế hoạch chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước.
Đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn - nơi chiếm phần lớn hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Vì vậy, để có thể thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là “Ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân”, Đảng bộ Co-opBank chỉ đạo toàn hệ thống bám sát định hướng và sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu theo Đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tập trung thực hiện các chức trách, nhiệm vụ đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, khẳng định vai trò đầu mối liên kết, góp phần bảo đảm cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phát triển ổn định, an toàn và bền vững. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt vai trò đơn vị đầu mối trong liên kết hệ thống, bảo đảm công tác điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định. Co-opBank đã tích cực hỗ trợ, đáp ứng kịp thời nhu cầu bổ sung vốn cho các quỹ tín dụng nhân dân nhằm tăng cường hoạt động cho vay hỗ trợ thành viên; hỗ trợ cho vay xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản đối với các quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn trong hoạt động.
Đảng bộ Co-opBank luôn phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung, dân chủ chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; chủ động cân đối, tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung hạ lãi suất cho vay đối với quỹ tín dụng nhân dân, doanh nghiệp và người dân, nhất là đối với các khoản cho vay cũ và các khoản cho vay trung, dài hạn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Nhiều chính sách hỗ trợ đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong đời sống như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; Chương trình Co-opBank đồng hành cùng khách hàng; Chương trình cho vay chung tay hỗ trợ thành viên…
Công tác tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Dòng vốn tín dụng đi đúng định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần hạn chế “tín dụng đen”; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19...
Đặc biệt, với vai trò là đơn vị hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Co-opBank luôn tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong công tác hỗ trợ, tư vấn kịp thời về biện pháp khắc phục, xây dựng phương án củng cố, chấn chỉnh đối với các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém trên địa bàn cả nước.
Bước vào quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ Co-opBank tiếp tục bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong đó, Co-opBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tập trung triển khai các chức trách, nhiệm vụ đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, khẳng định vai trò đầu mối liên kết, góp phần bảo đảm cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phát triển ổn định, an toàn và bền vững; thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong liên kết hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả, tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ dịch COVID-19, vươn lên phát triển trong trạng thái bình thường mới của nền kinh tế. Qua đó, xây dựng và phát triển Co-opBank trở thành định chế tài chính vững mạnh, là ngân hàng đầu mối của các quỹ tín dụng nhân dân và là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và khu vực kinh tế hợp tác xã./.
Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022  (11/02/2022)
Tỉnh Lâm Đồng đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - tạo đột phá cho phát triển bền vững  (05/02/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay