“Chìa khóa” giúp Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại
TCCS- Ngày 17-12-2021, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại”. Hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển đô thị nhanh và bền vững của thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đề xuất các giải pháp bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa nhằm xây dựng Hà Nội theo hướng xanh, thông minh và hiện đại.
PGS,TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; TS. Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội; đồng chí Bùi Huyền Mai, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đồng chủ trì hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, cán bộ quản lý các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, đô thị là nơi tập trung đông dân cư, đang gây ra những áp lực không nhỏ đối với bộ máy quản lý. Đồng thời, đây là đối tượng bị tác động bởi các vấn đề an ninh phi truyền thống. Vì vậy, phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại là xu hướng tất yếu, phù hợp với định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội. Mặt khác, đô thị xanh, thông minh ở Hà Nội dù có tiệm cận với tiêu chí chung của đô thị thông minh, hiện đại trên thế giới, nhưng vẫn cần có bản sắc riêng, đặc trưng riêng, phản ánh đậm nét văn hóa của Thủ đô văn hiến, anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Thành phố Hà Nội cần có những giải pháp với một mô hình đô thị phù hợp, bảo đảm lộ trình đặt ra cho giai đoạn 2021 - 2025”.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: “Hội thảo là dịp quan trọng để thảo luận, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Hà Nội theo hướng “xanh - thông minh - hiện đại”; nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị; đề xuất nội dung, phương thức, giải pháp giải quyết những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển đô thị, nhất là sự gia tăng về dân số cơ học, bảo đảm tính bền vững của quá trình phát triển đô thị nhằm xây dựng Hà Nội theo hướng đô thị xanh, thông minh và hiện đại”.
Hội thảo nhận được 9 ý kiến phát biểu, 73 tham luận tập trung thảo luận, làm rõ các nhóm vấn đề sau: Thứ nhất, đánh giá những lợi thế, tiềm năng, kết quả đạt được trong phát triển đô thị Hà Nội. Làm rõ các mối quan hệ cơ bản trong quản lý phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong phát triển bền vững, xây dựng và quản lý đô thị đồng bộ; Thứ hai, nhận diện, phân tích những khó khăn, bất cập đã và đang đặt ra, nguyên nhân của những hạn chế. Công nghệ, chính sách, con người và quản trị - "chìa khóa" tháo gỡ những điểm nghẽn, giải pháp cộng hưởng khơi thông tiềm năng, tạo ra cú huých phát triển, giải quyết những thách thức, khó khăn. Điều kiện cụ thể về nguồn lực để xây dựng và phát triển đô thị Hà Nội thông minh, xanh và hiện đại; Thứ ba, những giải pháp mang tính đột phá để Hà Nội trở thành thành phố xanh, thông minh, hiện đại tiêu biểu ở Việt Nam, xứng đáng với vị thế Thủ đô của cả nước…
Phát biểu kết luận hội thảo, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhấn mạnh: “Các tham luận gửi đến và các ý kiến trình bày tại hội thảo thể hiện được những tư duy mới, cách nhìn mới trong phát triển đô thị của thành phố Hà Nội. Có thể nói, thành phố Hà Nội là đô thị duy nhất thực hiện chức năng đầu não của cả nước; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời đóng vai trò trung tâm kép của cả nước và của vùng”. Bài toán đặt ra trong quá trình phát triển nhanh và bền vững chính là vừa bảo đảm phát triển nhanh, nhưng không cho phép làm tổn hại đến các mục tiêu dài hạn, tương lai. Phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, giữa Hà Nội và vùng Thủ đô, giữa địa phương và lãnh thổ nhằm khai thác, liên kết và hợp tác cùng phát triển. Quá trình phát triển đô thị nhanh và bền vững còn đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như quản trị địa phương, phát triển kinh tế tuần hoàn, công nghiệp, môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật,… từ đó, đòi hỏi tính thống nhất trong tổ chức hoạt động của chính quyền, đặc biệt về thể chế gắn liền với xây dựng mô hình chính quyền đô thị.
Đồng chí Đoàn Minh Huấn đề nghị, sau hội thảo, Tạp chí Cộng sản sẽ chọn lọc để đăng tải các tham luận trên các ấn phẩm của Tạp chí; đồng thời tổng hợp các ý kiến trình bày tại hội thảo và được thể hiện thông qua các tham luận gửi tới hội thảo sẽ được xuất bản thành tư liệu phục vụ quá trình kiến nghị chính sách, định hướng, phát triển của Thủ đô trong giai đoạn tới./.
Hội nghị phối hợp về công tác dân vận giữa Ban Dân vận Trung ương và Ban Cán sự đảng Chính phủ  (15/12/2021)
Hà Nội nỗ lực hồi phục ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới  (18/11/2021)
Hà Nội: quyết tâm thực hiện nghiêm các quy định của Đảng  (18/11/2021)
Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển đô thị Quảng Ninh với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030  (15/11/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển