Phát triển, phối hợp lực lượng trong công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Việt Nam hiện nay
TCCS - Ngày 24-9-2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển, phối hợp lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay”. Hội thảo nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho việc tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hội thảo được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Chủ trì hội thảo có PGS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, chuyên gia của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng), Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy Hải Phòng, Nghệ An và Bắc Ninh.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết huy động nhiều lực lượng phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước được đào tạo, được trang bị nhiều phương tiện hiện đại, với âm mưu, thủ đoạn ngày càng nham hiểm, tinh vi, hòng tấn công, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đi đến xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".
Chính vì vậy, trên cơ sở quan điểm, đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học của Đảng, cần xây dựng, phát triển, đào tạo, tổ chức và phối hợp các lực lượng để tạo thành sức mạnh tổng hợp làm thất bại và đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, cần chú trọng các cơ chế xây dựng lực lượng, cơ chế phối hợp giữa các "binh chủng" đấu tranh của ta, các giải pháp về kỹ thuật, điều chỉnh môi trường pháp lý, đạo đức và văn hóa... nhằm bảo đảm thắng lợi cho công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hội thảo nhận được hơn 70 bài tham luận và có 12 ý kiến tham luận, trao đổi trực tiếp tại hội trường của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, nhằm làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch; đánh giá thực trạng công tác đấu tranh hiện nay và những vấn đề đặt ra; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận, phân tích sâu và làm rõ 5 vấn đề trọng tâm:
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng, phát triển và phối hợp lực lượng trong công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hai là, cần hoàn thiện cơ chế, thể chế xây dựng, phát triển lực lượng cũng như có quy định, quy chế phối hợp giữa các lực lượng nhằm hình thành một đội ngũ đông đảo, một mạng lưới thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng rộng khắp từ trung ương đến cơ sở, chú trọng phát huy vai trò đầu mối, nòng cốt, hạt nhân của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương và các cấp.
Ba là, ngày càng chú trọng đấu tranh chiều sâu, bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch bằng lý luận. Do đó, cần đặc biệt quan tâm tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng đấu tranh nòng cốt trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, nhất là những cây bút giàu bút lực chuyên luận lý luận chính trị, sâu về lý luận, sắc bén trong đấu tranh, gắn với các chế độ, chính sách tương xứng. Coi trọng đấu tranh trên không gian mạng, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các lực lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trong bối cảnh mới. Quan tâm tăng cường các phương tiện vật chất, kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ các lực lượng rà quét, phát hiện, xử lý, chặn lọc, làm loãng... những thông tin sai trái, nội dung xấu, độc trên không gian mạng.
Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, phát triển và phối hợp lực lượng của các đơn vị. Thường xuyên sơ kết, tổng kết quá trình phát triển và phối hợp lực lượng kể kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn; điều chỉnh những cơ chế, chính sách chưa phù hợp; đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực, nhân rộng những điển hình tiên tiến, kinh nghiệm tốt trong công tác phối hợp giữa các lực lượng.
Kết luận hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn của hội thảo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị nói chung và công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng qua công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.
Hội thảo góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra đối với việc tăng cường xây dựng, phát triển lực lượng, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, nghiên cứu sinh trao đổi kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó góp phần tạo những bước chuyển mới trong công tác xây dựng, phát triển, phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời gian tới.
PGS, TS. Phạm Minh Sơn cho biết, sau hội thảo, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có trách nhiệm tổng hợp, chắt lọc và xây dựng báo cáo kiến nghị trình Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về vấn đề phát triển và phối hợp lực lượng trong công tác đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An  (08/05/2021)
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - giá trị lịch sử và hiện thực  (23/03/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển