Giữ gìn và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc lên một tầm cao mới
TCCS - Ngày 11-11-2020, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “90 năm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 – 18-11-2020)”.
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 18-11-1930 - ngày Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về vấn đề thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nhằm tập hợp rộng rãi, đông đảo các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo, đoàn kết mọi người dân yêu nước, tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc để đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân.
Hội thảo được tổ chức với hình thức trực tuyến, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; các nhân sĩ, trí thức, các giới, các tôn giáo… Tại điểm cầu ở các tỉnh, thành phố, có đại diện lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nhân sĩ, trí thức các tỉnh, thành phố…
Chủ trì Hội thảo gồm các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trần Quốc Vượng điểm lại những dấu mốc quan trọng đã qua trên con đường phát triển của Mặt trận Dân tộc thống nhất - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những dấu mốc trên chặng đường đó gắn liền với những thành quả to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên nền tảng đại đoàn kết toàn dân tộc có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.
Truyền thống đoàn kết quý báu trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc là nền tảng sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc, là cơ sở cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Đặc biệt, khi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới mà trước đây chưa từng trải qua, thì tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc lại càng phát huy giá trị to lớn. Đặc điểm đó của sự nghiệp cách mạng hiện nay càng đòi hỏi cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lên một tầm cao mới. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và hình thức hoạt động, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Các ý kiến phát biểu tại Hội thảo từ các điểm cầu và hơn 64 tham luận gửi tới Hội thảo đã tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, khẳng định tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là một bộ phận hữu cơ, tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, khẳng định vai trò, đóng góp to lớn của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong việc khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng dân tộc - nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Thứ ba, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Hội thảo có ý nghĩa sâu sắc, nhằm tôn vinh và tri ân công ơn các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ làm công tác mặt trận đã trọn đời vì nước, vì dân; các nhân sĩ, trí thức, đồng bào cả nước, người tiêu biểu các dân tộc, đồng bào yêu nước đang sống xa quê hương… đã cống hiến xương máu, sức lực, tài năng và của cải cho đất nước, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt 90 năm qua./.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh dự Ngày hội đại đoàn kết tại thôn Ân Phú  (02/11/2020)
Hà Nội: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân  (28/10/2020)
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 4  (18/10/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển