Viện Sử học - 60 năm xây dựng và phát triển
Đến dự còn có các đồng chí lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo các thế hệ cán bộ, viên chức Viện Sử học.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, PGS, TS. Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học đã khái quát lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Viện. Tiền thân của Viện Sử học là Tổ Lịch sử thuộc Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được thành lập từ ngày 02-12-1953 tại chiến khu Việt Bắc và đến ngày 6-2-1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Viện Sử học.
PGS, TS. Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học đọc diễn văn tại buổi lễ
Viện Sử học được giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về những vấn đề lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó phát hiện những quy luật, tìm ra những bài học, góp phần vào việc tư vấn, đóng góp ý kiến cho công tác hoạch định và ban hành các chính sách phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử; nghiên cứu các vấn đề lịch sử còn có các ý kiến khác nhau, đấu tranh phê phán các ý kiến, quan điểm sai trái… Viện đã tập trung nghiên cứu và xuất bản được nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị trên nhiều lĩnh vực: các vấn đề về lịch sử thời đại Hùng Vương; về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc; về văn hóa - văn minh Việt Nam; về chính trị, kinh tế - xã hội trong lịch sử; về giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, nông thôn, nông nghiệp...
Viện Sử học đã xuất bản được hơn 400 đầu sách và 450 số của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử với hơn 5.000 bài nghiên cứu khoa học. Viện đã tổ chức biên soạn bộ thông sử Lịch sử Việt Nam 15 tập từ khởi thủy đến năm 2000 theo quy mô đề tài trọng điểm, đã xuất bản 2 tập và sẽ được xuất bản trọn bộ trong năm 2013. Đây là bộ thông sử lớn nhất được công bố hiện nay, góp phần vào việc truyền bá, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Việt Nam ở trong nước cũng như quảng bá về lịch sử, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Ngoài ra, các bộ sách Lịch sử Việt Nam thường thức (5 tập), Lịch sử Giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 2000 (5 tập) cũng sẽ được xuất bản trong thời gian tới. Bên cạnh công tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Viện Sử học còn tổ chức nghiên cứu và biên soạn lịch sử phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc và lịch sử một số nước lớn trên thế giới. Hiện nay, Viện đang biên soạn bộ sách Đại cương lịch sử Thế giới (2 tập).
Các bộ sách cổ trong kho tàng di sản lịch sử của dân tộc cũng được Viện chú trọng nghiên cứu, khai thác. Những năm qua, Viện Sử học đã thu thập, giám định, dịch thuật và xuất bản các bộ sử cổ từ kho tàng sử liệu và sách sử quý giá của ông cha ta để lại qua các thời đại. Đây là những công trình đồ sộ và là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy, có giá trị của giới sử học và cả những người quan tâm, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh công tác nghiên cứu lịch sử, Viện Sử học còn tham gia tích cực vào công tác đào tạo đội ngũ những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử; hướng dẫn, bồi dưỡng lý luận và phương pháp biên soạn lịch sử cho các địa phương và các ngành. Với 12 khóa nghiên cứu sinh chính quy, gần 100 tiến sĩ sử học được đào tạo tại Viện. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, bảo tồn và phát triển văn hóa trong cả nước.
Đến nay, cơ cấu tổ chức của Viện Sử học bao gồm Hội đồng Khoa học và 9 phòng nghiên cứu, nghiệp vụ. Số lượng cán bộ của Viện có 60 người, trong đó 40 người có trình độ trên đại học (có 12 phó giáo sư - tiến sỹ và 4 tiến sỹ).
Ghi nhận vai trò và những đóng góp đó, Viện Sử học và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và bằng khen. Năm 1980, Viện được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất; năm 1998, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Viện Sử học vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất và năm 2000, Viện được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu là cán bộ Viện Sử học đã được trao tặng các giải thưởng khoa học lớn ở trong nước và quốc tế, trong đó có 6 công trình nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng chúc mừng tập thể cán bộ, viên chức Viện Sử học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập; biểu dương những kết quả nghiên cứu khoa học mà Viện đã đạt được trong thời gian qua và mong muốn, trong thời gian tới, cùng với chiến lược phát triển chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học cần tiếp tục phấn đấu với vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu về lịch sử, tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam và thế giới. Những nhiệm vụ cơ bản mà Viện cần tập trung nỗ lực là: Nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình khoa học lịch sử; Nghiên cứu các vấn đề khoa học lịch sử còn có các ý kiến khác nhau, đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái; Đào tạo, xây dựng đội ngũ các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử; Phối hợp với các cơ quan, các bộ, ngành, địa phương tổ chức các nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng;…
Phát biểu tại buổi lễ, GS, NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định Viện Sử học là một trong hai viện nghiên cứu khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với tên tuổi của GS, VS. Trần Huy Liệu. Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Viện đã có những đóng góp quan trọng, giải quyết nhiều vấn đề của lịch sử đất nước, dân tộc. GS, NGND Phan Huy Lê đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của Viện trong việc dịch và xuất bản các bộ lịch sử trong kho tàng di sản Việt Nam, góp phần đắc lực làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu không chỉ của khoa học lịch sử mà cả các ngành khoa học xã hội khác…
Cũng tại buổi lễ, thừa ủy quyền của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng đã trao Huân chương Lao động hạng nhì cho PGS, TS. Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học./.
Hội nghị “Đối tác phương Đông” đạt kết quả khiêm tốn  (01/12/2013)
Họp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Pháp  (01/12/2013)
Đoàn Quốc hội Việt Nam thăm, làm việc ở Nhật Bản  (01/12/2013)
“Chủ động đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN”  (01/12/2013)
Tóm lại,… đều tốt  (30/11/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển