Kiên định đồng hành cùng doanh nghiệp
TCCS - Để tạo ra năng lực sản xuất mới, động lực tăng trưởng mới Hà Nội tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền với phương châm: Hành động, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-10 vừa qua, thành phố càng kiên định, kiên trì cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp” và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô”.
Không là những cam kết “suông”
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, bên cạnh phòng, chống dịch, các nhiệm vụ bảo đảm cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các sinh hoạt của người dân, hoạt động của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, công tác bảo đảm an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng được Thành phố đặc biệt quan tâm.
Thành phố đã khẩn trương rà soát, giãn, hoãn, hơn 17.500 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn, chiếm 45% của cả nước. Đồng thời, triển khai các chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngay trong bối cảnh từ những ngày đầu xảy ra đại dịch COVID-19, trực tiếp đồng chí Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã chủ trì hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển.
Đây là giai đoạn mà thành phố xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân. Đồng thời, thành phố sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn thành phố được kích hoạt, thông suốt, đồng thời cam kết có thời hạn thực hiện cụ thể.
Từ ngày 1-1-2020 đến nay, các sở, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 154 thủ tục hành chính, giấy phép con. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đến ngày 30-6-2020 đạt 100%; phấn đấu đến ngày 30-9-2020, 100% doanh nghiệp ứng dụng, sử dụng hóa đơn điện tử; đã đưa 249/249 (đạt 100%) dịch vụ công lên cổng dịch vụ công quốc gia. Chỉ số PCI hai năm liên tiếp (2018, 2019) đứng thứ 9. Chỉ số gia nhập thị trường tăng 53 bậc so với năm 2015. Chỉ số cải cách hành chính 3 năm liên tiếp xếp vị trí thứ 2. Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin, các chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ số về đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp luôn trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Thành phố đồng thời đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông; số hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế số; xây dựng thành phố hướng tới là “Thành phố thông minh”; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, giảm dùng tiền mặt; thúc đẩy tái cơ cấu lại sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động hóa nhằm nâng cao năng suất lao động; tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh giải ngân trong đầu tư công; cắt giảm thêm 5% chi thường xuyên. Phấn đấu hết năm 2020, tỷ trọng chi thường xuyên của thành phố giảm xuống dưới 50%; giảm tỷ lệ nợ công của thành phố dưới 14%; tăng quỹ cải cách tiền lương lên trên 38% và tăng quỹ dự trữ tài chính lên trên 19%.
Tín hiệu tích cực là kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của cả nước. Bình quân giai đoạn 2016 - 2019, GRDP tăng 7,39. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1,74 triệu tỷ đồng, bằng 38,6% GRDP. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách lũy kế đạt trên 2.775 dự án, vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét từ khu vực nhà nước (tỷ trọng giảm từ 43,4% năm 2015 xuống khoảng 36,7% năm 2019) sang khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài (lần lượt đóng góp 50,6% và 12,7%).
Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã thu hút được 24,8 tỷ USD vốn FDI. Năm 2018, 2019, Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 875 dự án trong nước đạt 812,5 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục phát huy vai trò kinh tế tư nhân, khu vực này dần trở thành một động lực quan trọng. Hiện nay, lĩnh vực này đã đóng góp trên 39% trong GRDP, giải quyết 83% tổng số lao động xã hội cho thành phố. Thành phố có 112.000 doanh nghiệp được thành lập mới từ năm 2016 đến nay, chiếm 37,4% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới từ năm 1989, với số vốn điều lệ là 1,4 triệu tỷ đồng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng 6 tháng đầu năm 2020, GRDP tăng trưởng đạt 3,39%. Có 12.650 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, số vốn đăng ký 175 nghìn tỷ đồng, tăng 9% số vốn so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư FDI đạt 4 tỷ USD. Thu ngân sách 6 tháng ước xấp xỉ đạt 50% dự toán.
Cũng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thành phố tập trung cải tạo điện mạo đô thị ngày càng khang trang, xanh và sạch hơn. Các tuyến đường giao thông kết nối; các tuyến đường vành đai; trục đường hướng tâm; một số tuyến đường sắt đô thị; các công trình để giảm thiểu ùn tắc giao thông được tập trung đầu tư. Các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp lên quận. Nhiều khu đô thị mới, khu đô thị thông minh, vùng đô thị mở rộng ra khu vực phía bắc sông Hồng. Ngoài ra, thành phố triển khai và hoàn thành 4,6/6,2 triệu m2 nhà ở xã hội theo kế hoạch Trung ương giao; các khu nhà ở đã và đang xây dựng theo hướng đồng bộ, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô.
Các nguồn lực được tập trung để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như: hoàn thành chương trình trồng mới 1,6 triệu cây xanh đô thị; đầu tư cấp nước sạch cho người dân khu vực ngoại thành đến nay đạt 78%, hướng tới mục tiêu 100% vào cuối năm 2020; một số công viên - khu vui chơi giải trí được xây dựng mới; triển khai các dự án xử lý rác thải, nước thải theo công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường đang được triển khai quyết liệt...
Thành phố đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện, mở rộng không gian liên kết kinh tế vùng, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa để kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa. Đến nay, Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 58/62 các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: giao thông, du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đầu tư, văn hóa, xã hội… Quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển tiếp tục được mở rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, nâng cao vị thế của Thủ đô trong khu vực và thế giới.
“Những kết quả đạt được của thành phố luôn có dấu ấn của sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong suốt những năm vừa qua; sự đồng tình, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Sự đồng hành này, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư đối với thành phố, đặc biệt là quyết tâm cùng Hà Nội thực hiện mục tiêu “kép”, phấn đấu năm 2020, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn 1,3 lần mức trung bình của cả nước; và thu đủ ngân sách theo dự toán Chính phủ giao là 285.000 tỷ đồng”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nêu.
Thêm những con số ấn tượng
Từ năm 2016, thành phố bắt đầu tổ chức hội nghị “Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển. Đây được coi là sự kiện lớn của Thủ đô nhằm chia sẻ cơ hội, thu hút đầu tư. Qua từng năm, số dự án và vốn đầu tư qua sự kiện này ngày càng tăng. Sự kiện năm 2016 thu hút 23 dự án với tổng vốn đầu tư 36.919 tỷ đồng; năm 2017, thu hút 48 dự án với tổng vốn đầu tư 74.369 tỷ đồng; năm 2018, thu hút 71 dự án với tổng vốn đầu tư 397.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đặc biệt, năm 2020, sự kiện được tổ chức sau khi Hà Nội cùng cả nước kiểm soát tốt dịch COVID-19 là sự khẳng định tinh thần tiên phong của thành phố trong phục hồi sản xuất, duy trì đà tăng trưởng; khẳng định vị thế là địa chỉ hấp dẫn, an toàn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cũng tại hội nghị năm 2020, thành phố đã tiến hành trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng. Trong đó có 100 dự án trong nước, với số vốn 227.499 tỷ đồng (vốn tăng thêm 192.215 tỷ đồng); 22 dự án đầu tư vốn FDI, số vốn 5,7 tỷ USD, vốn tăng thêm 3,4 tỷ USD; và 107 dự án đầu tư công. Tổng số dự án, số vốn tăng, tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016.
Đồng thời cũng tại Hội nghị này, thành phố cùng các nhà đầu tư ký kết 38 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD, trong đó: 26 đề xuất của nhà đầu tư trong nước (dự kiến khoảng 20,5 tỷ USD); 12 đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài (dự kiến khoảng 8,32 tỷ USD).
Tại Hội nghị, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố giới thiệu danh mục 282 dự án thành phố mong muốn thu hút đầu tư với tổng số vốn dự kiến 483,1 nghìn tỷ đồng. Các nhà đầu tư có thể đăng ký triển khai các thủ tục, với đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực: hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ; hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu đô thị thông minh; công viên; giáo dục, dạy nghề, bệnh viện; môi trường, xử lý rác thải; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phát triển nhà ở; nông nghiệp; phát triển đô thị, logistics, công viên phần mềm.
“Với kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với lợi thế riêng có, Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn. Thành phố sẵn sàng chào đón và mong muốn hợp tác với tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ, trên thế giới, để cùng phát triển bền vững. Thành công của các doanh nghiệp chính là thành công của thành phố”, người đứng đầu tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cam kết.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội đạt được những kết quả ấn tượng trong thu hút đầu tư. Đó là thành quả của quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên tinh thần cầu thị, thành phố tiếp tục lắng nghe, thẳng thắn nhìn nhận vào những mặt còn hạn chế như một số chỉ số như “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”, “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”… của Hà Nội còn tương đối thấp. Do đó, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ hơn, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, đồng thời chú trọng cải thiện hạ tầng, môi trường sống, giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án đầu tư và “an cư lạc nghiệp” tại thành phố./.
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025: ghi nhận từ phía dư luận và nhân dân  (02/07/2020)
Xây dựng huyện Gia Lâm ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô  (01/07/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”  (28/06/2020)
Vực dậy ngành hàng không sau đại dịch COVID-19  (26/06/2020)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam