Cụm công trình khoa học giúp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất làm lợi hơn 4.200 tỷ đồng
TCCS - Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn xác định khoa học - công nghệ là giải pháp chiến lược trong việc tối ưu hóa công suất; bảo đảm sản xuất an toàn, ổn định; giảm tiêu hao năng lượng và bảo đảm yếu tố môi trường; từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững.
Năm 2022, cụm công trình “Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR” vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ. Đây là thành quả xứng đáng cho cả quá trình lao động, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đầy tính sáng tạo với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các kỹ sư, người lao động BSR.
Nghiên cứu, sáng tạo để đưa nhà máy vượt khó
Cụm công trình “Các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR” là 16 giải pháp, công trình được thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2019. Đây là giai đoạn NMLD Dung Quất đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là nguy cơ không đủ nguyên liệu dầu thô cho hoạt động ổn định do nguồn dầu thô Bạch Hổ ngày càng suy giảm về sản lượng cũng như chất lượng, trong khi giá dầu và sản phẩm biến động mạnh và liên tục dẫn đến hiệu hiệu quả của NMLD Dung Quất sụt giảm liên tục.
Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của thị trường dầu thô trên thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng là một bài toán hóc búa đối với BSR trong việc “bắt đáy” giá dầu thô. Do chi phí cho nguyên liệu dầu thô chiếm tới 94% - 95% tổng chi phí hoạt động của BSR, vì vậy với cùng cơ cấu sản phẩm như nhau, chỉ cần giảm được 1% giá dầu thô đầu vào là bằng hàng chục, hàng trăm phầm trăm những khoản chi phí tiết kiệm khác.
Để giải quyết thực trạng trên, BSR đã quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất để tối ưu hóa vận hành sản xuất của NMLD Dung Quất với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực canh tranh của BSR trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế có nhiều biến động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, các công trình nghiên cứu tối ưu hóa được BSR thực hiện trên toàn bộ dây chuyền công nghệ của nhà máy, trong đó tập trung vào các khâu trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vận hành, chi phí sản xuất, hiệu quả kinh doanh, như nguyên liệu dầu thô đầu vào, sản phẩm, công suất chế biến, điều kiện vận hành và tiêu thụ năng lượng.
Mục tiêu của các công trình nghiên cứu bao gồm: Đa dạng hoá và hợp lý tính chất hoá nguồn nguyên liệu dầu thô để thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn dầu thô Bạch Hổ trong điều kiện thị trường dầu thô biến động từng ngày, bảo đảm luôn đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định và hiệu quả; tối ưu hoá, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm để tạo ra được nhiều chủng loại sản phẩm mới trong điều kiện hạn chế thay đổi lớn về cấu hình công nghệ nhà máy hiện hữu; giảm chi phí vận hành sản xuất trong điều kiện năng suất và chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm tăng lợi nhuận chế biến và giảm giá thành sản phẩm.
Nói về các khó khăn khi triển khai các công trình tối ưu hóa, Phó Giám đốc NMLD Dung Quất Đặng Ngọc Đình Điệp, cho biết: “Các giải pháp tối ưu hóa tập trung nhiều vào những việc xử lý tồn tại kỹ thuật, vì vậy trong quá trình triển khai sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tác động xấu đến máy móc, thiết bị vận hành. Ngoài ra còn có nhiều những khó khăn khác, chỉ thật bản lĩnh, nắm rất rõ kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm mới giúp cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư BSR vượt qua mọi thách thức để đạt được những mục tiêu đã đề ra”.
“Quả ngọt” của sự lao động sáng tạo
Cụm công trình “Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR” vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ vì đã có cụm công trình xuất sắc về khoa học và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Cụm công trình đã nâng cao khả năng chế biến nhiều chủng loại dầu thô mới trong và ngoài nước góp phần đa dạng hóa nguồn cung, bảo đảm đủ nguyên liệu với giá cạnh tranh cho NMLD Dung Quất trong bối cảnh sản lượng và chất lượng của dầu thô Bạch Hổ ngày càng suy giảm; đã sáng tạo ra một giải pháp kỹ thuật công nghệ mới giúp loại bỏ trên 70% các tạp chất kim loại sắt (Fe) và canxi (Ca) trong nguyên liệu dầu thô, góp phần bảo đảm vận hành an toàn, ổn định cho phân xưởng chính Cracking xúc tác (RFCC) và giảm tiêu thụ xúc tác với giá trị trên 10 triệu USD/năm; góp phần nâng công suất phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) lên đến 130% so với thiết kế, giúp nhà máy sản xuất thêm 1,02 - 1,09 triệu thùng nhiên liệu phản lực Jet A1/năm, tương ứng lợi nhuận tăng thêm trên 3 triệu USD/năm, đồng thời giải quyết được giới hạn kỹ thuật của hệ thống đỉnh tháp chưng cất dầu thô, cho phép nhà máy chế biến được các loại dầu thô ngọt nhẹ nhập khẩu có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, cụm công trình đã phát triển thành công một loại sản phẩm mới là dầu nhiên liệu hàng hải (MFO) theo tiêu chuẩn quốc tế IMO-2020 có chất lượng và giá trị cao (hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5%wt). Công suất sản xuất propylene cũng được tăng thêm trên 5 nghìn tấn propylene/năm, đáp ứng đủ nguyên liệu hóa dầu cho phân xưởng sản xuất hạt nhựa Polypropylene lên 110% công suất, đem lại khoản lợi ích kinh tế ước tính trên 3 triệu USD/năm.
Cụm công trình cũng góp phần làm giảm chỉ số tiêu thụ năng lượng EII của nhà máy từ mức 118% trong năm 2014 xuống mức 103% - 106% trong các năm 2018, 2019 (theo tính toán giảm 1% chỉ số EII đã tiết kiệm được khoảng 2,6 triệu USD/năm). Tổng chi phí sản xuất của nhà máy giảm dần từ mức 7,1 đô la Mỹ/thùng dầu trong năm 2014 xuống còn 4,9 USD/thùng dầu trong năm 2019 (tiết kiệm tương ứng khoảng 24 triệu - 43 triệu USD/năm). Tổng hiệu quả kinh tế của cụm công trình tính đến ngày 31-12-2019 là: 4.270 tỷ đồng.
Là người tham gia tích cực vào phong trào nghiên cứu, sáng tạo; đồng thời là người đại diện trong cụm công trình mới được trao tặng giải thưởng khoa học - công nghệ cấp nhà nước, Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Văn Hội cho biết: “Trong giai đoạn từ 2015 đến hết 2019, chỉ tính riêng các sáng kiến trong cụm 16 công trình “Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR” đã đem lại lợi ích kinh tế hơn 4.200 tỷ đồng. Từ thời điểm 2021 trở đi, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường xăng dầu và các yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty được dự báo là bước vào giai đoạn rất khó khăn. Do vậy, công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến sáng tạo càng cần được đẩy mạnh để đưa ra những giải pháp giúp công ty tiết kiệm, vượt khó”.
Những thành tựu khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ của Cụm công trình đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có 14 giải pháp được công nhận sáng kiến cấp tập đoàn, 9 giải pháp đạt giải thưởng Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), 4 giải pháp đạt giải thưởng quốc tế về khoa học công nghệ (SIIF) do Hiệp hội Thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc (KIPA) trao tặng; đạt giải A, Giải thưởng Khoa học và công nghệ Dầu khí lần thứ II, năm 2020 và 5 giải pháp được công bố trên Sách vàng sáng tạo Việt Nam.
Những “quả ngọt” đó là thành quả của sự “vun trồng”, đầu tư cho sáng tạo, cho khoa học công nghệ của BSR. Đồng thời cũng là sự khẳng định sự lớn mạnh về kinh nghiệm trong công tác vận hành và sự đam mê nghiên cứu áp dụng khoa học vào sản xuất, kinh doanh của tập thể người lao động BSR. Điều này giúp BSR quản lý, vận hành NMLD Dung Quất luôn an toàn, ổn định, tối ưu và hiệu quả./.
BSR được vinh danh là công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin và minh bạch tốt nhất  (19/11/2022)
Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nâng công suất ở mức tải 602MW thành công  (17/11/2022)
Petrovietnam hoàn thành sản lượng khai thác dầu khí và các chỉ tiêu tài chính năm 2022  (12/11/2022)
Petrovietnam về đích chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô năm 2022  (06/11/2022)
Ngành dầu khí có 7 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC 2021  (26/10/2022)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên