Thành phố Hạ Long phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2022
TCCS - Sau gần 3 năm sáp nhập huyện Hoành Bồ, đến nay, thành phố Hạ Long đã hoàn thành các tiêu chí khó, bảo đảm đủ các điều kiện để được công nhận là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2022, Hạ Long xác định là một trong 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh về đích nông thôn mới, cùng cả tỉnh hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong cả nước.
Huyện Hoành Bồ trước đây có diện tích tự nhiên rộng, nhưng chủ yếu là rừng, núi; địa hình bị chia cắt. Gần 40%/tổng số dân là đồng bào dân tộc thiểu số; có 3 xã vẫn nằm trong diện đặc biệt khó khăn (Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng). Xuất phát điểm của cả 12 xã khi thực hiện Chương trình nông thôn mới vào năm 2010 rất thấp. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt trên 11 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 11,5%. Nếu xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu của chương trình thì các xã chỉ đạt trung bình 4,08/19 tiêu chí và 12,5/39 chỉ tiêu. Có những tiêu chí cứng mà cả 12 xã đều chưa đạt, như quy hoạch, giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường.
Năm 2020, huyện Hoành Bồ chính thức sáp nhập vào thành phố Hạ Long. Thành phố Hạ Long đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới, kiện toàn Văn phòng nông thôn mới, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách chương trình; chủ động nguồn lực trên 4.000 tỷ đồng đầu tư cho các xã vùng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng rõ mục tiêu, nội dung cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn; tiếp tục chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, nhất là tiêu chí về hình thức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo, môi trường... theo tiêu chí vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2021 - 2025.
Từ nguồn vốn ngân sách của thành phố và các nguồn vốn lồng ghép khác, khu vực nông thôn của thành phố Hạ Long đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa 16 công trình nước sinh hoạt tập trung; nâng cấp sửa chữa 4 hồ chứa nước; kiên cố hóa gần 90km kênh mương, nâng tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa từ 31,8% (năm 2011) lên 90,5% (năm 2021), góp phần đưa diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động tại các xã lên 95%. Thành phố cũng nâng cấp, làm mới 63km đường trục xã, trên 313km đường thôn, xóm, đường nội đồng, góp phần nâng tỷ lệ đường nhựa hóa, bê tông hóa từ 13% (năm 2011) lên 100% (năm 2021); nâng cấp, xây dựng mới thêm 25 trường học đạt chuẩn, nâng số trường học đạt chuẩn từ 3 trường (năm 2011) lên 28/28 trường (năm 2021); nâng cấp, xây dựng mới 7 nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; nâng cấp, xây mới 54 nhà văn hóa thôn, nâng số nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; nâng cấp 2 chợ xã đạt chuẩn.
Đến hết năm 2021, các xã trên địa bàn thành phố Hạ Long đều đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt 61,6 triệu đồng/người/năm, không có hộ nghèo khu vực nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, có sự phân công, phân cấp quản lý, đầu tư cụ thể với phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã phát triển ổn định, bền vững. Cùng với đó, văn hóa, xã hội phát triển, môi trường được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững.
Theo Bộ Tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, điều kiện để thành phố Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 100% số phường đạt đô thị văn minh; tỷ lệ hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố đạt từ 90% trở lên; đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn tối thiểu đạt 5m2/người. Sau khi rà soát, đối chiếu những tiêu chí, chỉ tiêu các xã còn thiếu, thành phố Hạ Long tập trung quy hoạch vùng sản xuất, hướng người dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và phát triển các sản phẩm thành sản phẩm hàng hóa làm khâu đột phát trong phát triển sản xuất, đồng thời, bố trí gần 100 tỷ đồng để thực hiện đầu tư các dự án, công trình. Trong đó, 32,5 tỷ đồng để hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới tại 2 xã Thống Nhất và Vũ Oai, bố trí 35 tỷ đồng cấp bổ sung các mục tiêu cho ủy ban nhân dân các xã đầu tư xây dựng 66 công trình hạ tầng, bố trí 402 triệu đồng để thực hiện 3 dự án trọng điểm lồng ghép đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng khu vực nông thôn. Đến nay, nhiều tuyến đường, công trình cầu, cống, đập tràn được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thông, giao thương kết nối, mở ra những vùng sản xuất lớn cho năng suất cao.
Tính đến hết tháng 7-2022, thành phố Hạ Long đã hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu đề ra và đã làm hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, hồ sơ của thành phố đang được tỉnh thẩm định, sau đó trình Trung ương xem xét công nhận. Với sự quan tâm đầu tư đặc biệt này, thành phố Hạ Long sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt trên 62 triệu đồng/người/năm, duy trì và giữ vững không còn hộ nghèo theo Bộ Tiêu chí quốc gia./.
Nam Định: Những kết quả đạt được sau một năm thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu  (15/08/2022)
Thực hành dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới  (18/07/2022)
Công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh  (22/06/2022)
Huyện Ba Chẽ nỗ lực hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022  (20/06/2022)
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản chuyển đổi số toàn diện  (16/06/2022)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên