Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu trong điều hành và xử lý công việc
TCCS - Nhằm rà soát kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 8 tháng năm 2021, đồng thời chủ động lên phương án triển khai nhiệm vụ cho tháng 9 và những tháng cuối năm 2021, ngày 6-9-2021, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ lần thứ 9 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn.
Tham dự buổi giao ban có đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, phó tổng giám đốc, trưởng các ban chuyên môn, văn phòng Tập đoàn cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn.
Trong tháng 8, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn bị ảnh hưởng nặng nề do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc giãn cách xã hội tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và nhiều địa phương là địa bàn, thị trường hoạt động chính của các đơn vị dầu khí. Từ đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là thị trường các sản phẩm dầu khí.
Bên cạnh sức mua giảm mạnh, lực cầu yếu, đứt gãy các chuỗi cung ứng, khó khăn trong vận chuyển, lưu thông do giãn cách xã hội đã tác động rất mạnh đến việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn, như xăng, dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… Mặc dù vậy, do có sự chủ động và kinh nghiệm ứng phó “khủng hoảng kép” từ đầu năm 2020, nên trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 năm 2021, Petrovietnam đã triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cùng với chiến lược đồng bộ trong xây dựng kịch bản, kế hoạch và tổ chức kiểm soát chặt chẽ đầu vào, áp dụng nghiêm túc 5K, triển khai mô hình sản xuất phù hợp, vận hành hiệu quả “ba tại chỗ” kết hợp tạo vùng đệm, vùng kết nối an toàn cho sản xuất.
Đặc biệt, Petrovietnam đã triển khai hiệu quả, kịp thời chiến lược tiêm vắc-xin kết hợp với chăm lo sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người lao động, giúp cho các nhà máy, giàn khoan, các công trình, dự án trọng điểm của Tập đoàn hoạt động an toàn, liên tục, ổn định. Đồng thời, việc dự báo, quản trị biến động, kết nối các mắt xích trong chuỗi giá trị của Tập đoàn theo chiều dọc và chiều ngang được đẩy mạnh đã tối đa hóa giá trị của từng đơn vị và mở rộng thị trường… giúp Tập đoàn ứng phó kịp thời với những khó khăn, đạt được kết quả rất đáng khích lệ.
Trong 8 tháng năm 2021, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam đều đạt kế hoạch đề ra, khai thác dầu thô vượt 12,7% so với với kế hoạch; sản xuất các sản phẩm, như đạm, xăng dầu, LPG… đều vượt từ 2% - 11%. Các chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam đều vượt và tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 8 tháng đạt hơn 390,7 nghìn tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020.
Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn 8 tháng đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, vượt 38% so với kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 30,2 nghìn tỷ đồng, vượt 177% so với kế hoạch, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Toàn Tập đoàn đã tiết giảm gần 2.046 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm.
Tham gia ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19 tổng số tiền là 733,8 tỷ đồng, trong đó đóng góp quỹ vắc-xin 554,9 tỷ đồng. Tập đoàn cũng ghi nhận 17 đơn vị kinh doanh có lãi trong 8 tháng năm 2021, trong đó có 13 đơn vị tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tháng 8 và 8 tháng năm 2021, việc điều hành, giải quyết công việc trong kỳ, cập nhật dự báo về kinh tế vĩ mô, thị trường, dịch bệnh trong thời gian tới, Ban Tổng Giám đốc và các ban theo từng lĩnh vực phụ trách đã trao đổi xử lý, giải quyết các khó khăn và đưa ra các giải pháp hỗ trợ các đơn vị thành viên trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
Đồng thời, cập nhật kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng 9 và những tháng còn lại của năm 2021, từ đó làm căn cứ để quản trị, bảo đảm mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm 2021 ở mức cao nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2022 và các năm tiếp theo.
Sau khi nghe ý kiến trao đổi, xử lý, giải quyết công việc của lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các ban và các phó tổng giám đốc Tập đoàn, đồng thời tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị các phó tổng giám đốc Tập đoàn, trưởng các ban chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị thành viên nhanh chóng rà soát, xử lý các nhiệm vụ, các kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn đúng tiến độ, đồng thời số hóa các nội dung nhiệm vụ để kịp thời trao đổi xử lý công việc hiệu quả.
Trên cơ sở các dự báo diễn biến dịch bệnh, thị trường trong thời gian tới, Tập đoàn và các đơn vị cần phối hợp, xây dựng kế hoạch, kịch bản triển khai nhiệm vụ của những tháng cuối năm và năm 2022, sẵn sàng các phương án đón đầu, nắm bắt cơ hội phục hồi kinh tế trong giai đoạn sau khi kiểm soát được dịch bệnh, thích ứng với xu hướng chuyển dịch năng lượng.
Thời gian tới, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh cần tiếp tục phối hợp với ngành y tế và các địa phương triển khai tiêm vắc-xin mũi 2 cho người lao động, các đơn vị cần linh hoạt tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với công tác kiểm soát dịch bệnh.
Bên cạnh đó, cập nhật diễn biến thị trường thường xuyên, có kế hoạch điều chỉnh hiệu quả các chuỗi giá trị trong Tập đoàn để chia sẻ, phát huy nguồn lực của toàn hệ thống, tối ưu hiệu quả hoạt động của các chuỗi để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ chuyển đổi số và ứng dụng nền tảng số trong toàn Tập đoàn.
Với những kết quả đạt được trong tháng 8 và 8 tháng năm 2021, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị tiếp tục nỗ lực cố gắng, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, an toàn trong dịch bệnh, với mục tiêu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Đồng thời, tiếp tục tham gia tích cực hỗ trợ và đóng góp cho ngành y tế, các địa phương để chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19  (05/09/2021)
Hà Nội phân vùng giãn cánh, dập dịch triệt để ở “vùng đỏ” và “vùng cam”  (03/09/2021)
Agribank ra mắt dịch vụ mở tài khoản trực tuyến  (03/09/2021)
EVNNPC gửi tặng quà chia sẻ với đồng nghiệp khu vực phía Nam  (03/09/2021)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên