Sự thật về việc khan hiếm xăng, dầu trên thị trường
TCCS - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phản ánh tình trạng phải giảm lượng hàng bán ra, thậm chí phải đóng cửa cây xăng vì không mua được hàng từ các nhà cung cấp. Nhiều ý kiến cho rằng, đó là do các đầu mối xăng, dầu găm hàng để chờ tăng giá trong đợt điều chỉnh giá sắp tới của Nhà nước vào ngày 28-5-2020.
Trao đổi về vấn đề này, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương cho biết, với vai trò là thương nhân đầu mối lớn, có uy tín, thương hiệu, PVOIL luôn chú trọng giữ chữ tín với khách hàng và bảo đảm đầy đủ nguồn hàng cung cấp cho các cây xăng đại lý theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại là các đầu mối lại không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ nguồn hàng nhập của những cây xăng đại lý vì các cây xăng này thường không nhập hàng từ một đầu mối mình đứng tên thương hiệu mà lại nhập hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đã là đại lý của PVOIL hay một đầu mối nào khác thì đại lý đó chỉ được phép mua hàng từ đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu. Nhưng trên thực tế, các đại lý thường chỉ mua 50% - 70% từ đầu mối mà mình đứng tên, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng. Hiện nay, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao sau khi các biện pháp giãn cách xã hội do dịch COVID-19 được nới lỏng, lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được vì các đơn vị cung cấp này găm hàng để chờ tăng giá, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng ở các cây xăng đại lý.
“Mặc dù chúng tôi vẫn đang thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nhưng một số đại lý vẫn không đủ hàng để bán. Bởi lẽ, vào thời điểm hiện nay, khi các đại lý không mua được hàng từ bên ngoài lại quay sang đề nghị đầu mối mà họ đứng tên phải tăng lượng bán nhiều hơn bình thường để bù đắp lượng thiếu hụt đó thì chúng tôi không thể đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến này vì việc nhập hàng của đầu mối đều đã có kế hoạch, theo nhu cầu của các cửa hàng, đại lý đăng ký với đầu mối”, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương lý giải.
Thêm vào đó, việc không thể quản lý được tình trạng các cây xăng đại lý nhập hàng trôi nổi cũng là rủi ro cho uy tín các thương nhân đầu mối mà đại lý đứng tên thương hiệu. Bởi nếu có vấn đề gì về chất lượng hàng hóa ở các đại lý thì khách hàng sẽ nghĩ ngay đến uy tín, chất lượng hàng hóa của đầu mối mà đại lý đứng tên. Nhưng thực tế đầu mối lại không kiểm soát được việc nhập hàng của các đại lý, ông Cao Hoài Dương chia sẻ.
Qua tìm hiểu, các thương nhân đầu mối trong đó có PVOIL đều cho rằng, họ sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về bảo đảm nguồn cung cũng như chất lượng xăng, dầu bán ở các cây xăng đại lý nếu các cơ quan quản lý nhà nước có thể xử lý triệt để quy định đại lý của đầu mối nào thì chỉ được phép mua hàng từ đầu mối đó.
Về nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước, đại diện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty cồ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, trước nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu đang tăng cao, các khách hàng của BSR cũng tăng nhập hàng nên đơn vị này đang tăng công suất lên tối ưu để đẩy mạnh xuất bán các sản phẩm theo đúng cam kết trong hợp đồng. Đồng thời, BSR cũng tìm cơ hội mua dầu thô với phụ phí thấp, chủ động triển khai các giải pháp sản xuất và giao hàng để cân đối tồn kho hợp lý nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Theo kế hoạch, quý II-2020, BSR sẽ sản xuất hơn 1,5 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại. Cùng với đó, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn cũng sản xuất lượng xăng, dầu tương đương trong quý II-2020. Tổng sản lượng hai nhà máy cao hơn quý I-2020 khoảng 200.000 tấn.
Dự kiến từ nay đến cuối năm, BSR mua theo hợp đồng dài hạn trong nước và nhập khẩu khoảng 132.000 thùng/ngày, duy trì hoạt động nhà máy an toàn, hiệu quả. Do đó, nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước vẫn đang duy trì ổn định, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu thị trường./.
Trọng tâm của BSR trong năm 2020: Tái cấu trúc, niêm yết và vượt bão kép  (27/05/2020)
Năm 2019 lợi nhuận sau kiểm toán của BSR đạt trên 2.873 tỷ đồng  (25/05/2020)
Giá dầu thế giới tăng, thị trường xăng, dầu Việt Nam khởi sắc  (25/05/2020)
Đại hội đồng cổ đông VietinBank 2020 thông qua các mục tiêu cơ bản  (24/05/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển