Lọc hóa dầu Bình Sơn mang con chữ đến vùng núi cao Lạng Sơn
TCCS - Các em học sinh người dân tộc Nùng, Tày, Giao của Trường Tiểu học Cao Lâu bắt đầu năm học mới tại cơ sở mới khang trang và sạch sẽ do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tài trợ xây dựng với kinh phí 5 tỷ đồng. Niềm vui đã được nhân lên gấp bội của thầy, trò và bà con nhân dân ở vùng núi cao xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong không khí khai giảng năm học mới 2019 - 2020.
Hạng mục phòng học và nhà ăn tập thể của Trường Tiểu học Cao Lâu được khởi công xây dựng trên khuôn viên hiện hữu của trường từ tháng 8-2018 đến tháng 9-2019 hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp khai giảng năm học mới, khiến niềm vui của thầy trò được nhân lên gấp bội. Dãy phòng học 2 tầng, khang trang, hiện đại với 8 lớp học sạch sẽ được Công ty trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, bảo đảm các em được học trong môi trường mới tiện lợi và thoải mái. Khu bếp ăn tập thể phục vụ cho khoảng 100 học sinh học bán trú và các thầy, cô giáo ở lại trường.
Xã Cao Lâu là xã miền núi nghèo, xa xôi thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm huyện Cao Lộc khoảng 22km, có diện tích hơn 58km², gồm nhiều làng, bản, như Bản Xâm, Bản Rằn, Bản Đon, Pác Cuồng, Nà Va, Pò Nhùng, Bản Vàng, Còn Nàn, Co Sâu. Bà con nhân dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Nùng và Tày sinh sống lâu đời. Kinh tế của người dân chủ yếu là trồng trọt kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây lâu năm, như cây hồi, cây thông, cây sở… Giao thông đi lại trong xã rất khó khăn do địa hình đồi núi là chủ yếu, cơ sở vật chất trường học, y tế của xã chưa được trang bị đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đặc biệt là cấp bậc mầm non và tiểu học.
Chia sẻ niềm vui trong ngày khai giảng khi được học trong ngôi trường mới, cháu Lương Thảo Uyên, học sinh lớp 5A, cho biết: “Con rất vui khi được học trong ngôi trường mới, có phòng thư viện, có sách để tham khảo, có bàn mới, có nhà ăn, con cảm ơn Công ty đã tài trợ xây dựng ngôi trường cho chúng con. Con xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô giáo và các cô chú của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn”.
Thầy Lâm Trung Hiếu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cao Lâu, cũng bày tỏ niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới: “Ngày hôm nay, thầy và trò chúng tôi rất vui mừng, nhờ sự tài trợ của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn chúng tôi có dãy phòng học mới và khu nhà ăn khang trang, sạch sẽ. Từ nay các em được học trong ngôi trường mới, hiện đại, được trang bị thêm nhiều sách, vở, phòng thư viện và được ăn uống trong khu bếp ăn tập thể sạch sẽ, vệ sinh”.
"Hiện nay, trường có 317 học sinh với 19 lớp học và 38 cán bộ, giáo viên giảng dạy tại 3 điểm trường, trong đó điểm trường do Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tài trợ xây dựng là điểm trường chính và việc đưa trường vào sử dụng, cá nhân tôi vui một thì các bậc phụ huynh vui mười", thầy Lâm Trung Hiếu cho biết thêm.
Đại diện Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, ông Bùi Xuân Dương, Chánh Văn phòng Công ty, cho biết: "Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn luôn quan tâm đến cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế. Hằng năm, Công ty dành một khoản kinh phí khoảng 30 - 40 tỷ đồng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên cả nước và tỉnh Lạng Sơn là một trong những địa phương miền núi biên giới được Công ty lựa chọn tài trợ".
"Tôi mong muốn những đóng góp nhỏ bé của Công ty chúng tôi, là động lực để các thầy, cô giáo nỗ lực hết mình, tâm huyết với nghề, để tạo ra môi trường giảng dạy tốt nhất cho các em, giúp các em thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình trong tương lai", ông Bùi Xuân Dương chia sẻ.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và là công trình liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn/năm. Tính từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất được hơn 60 triệu tấn sản phẩm các loại, xuất bán ra thị trường 60 triệu tấn; tổng doanh thu hơn 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 161 nghìn tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc, cho biết: "Công trình Trường Tiểu học Cao Lâu khi đưa vào sử dụng đã góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường, qua đó đóng góp thiết thực vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Yêu cầu Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo sử dụng hết công năng của trường để tạo điểu kiện tốt nhất trong công tác dạy và học, giúp các em hoàn thành ước mơ, hoài bão của mình trong tương lai"./.
Phong trào hành động cách mạng của thanh niên Việt Nam qua 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (08/09/2019)
Kinh tế số - cơ hội “bứt phá” cho Việt Nam  (06/09/2019)
Đấu tranh chống thế lực tơ-rốt-xkít bảo vệ đường lối của Đảng (1930 - 1945) và bài học cho đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân túy hiện nay  (06/09/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng  (06/09/2019)
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm