Xử lý các dự án chưa hiệu quả: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoạt động rất tích cực, quyết tâm và có những hiệu quả bước đầu
TCCSĐT - “Có rất nhiều tích cực, nhất là từ phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoạt động rất tích cực, quyết tâm và có những hiệu quả ban đầu. Hiện nhiều dự án đã quay lại hoạt động", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương sáng 27-3.
Cuộc họp nhằm đánh giá các công việc, nhiệm vụ đặt ra từ phiên họp tháng 9-2018, thúc đẩy việc xử lý các nhà máy, dự án thua lỗ.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo, cho rằng các Tập đoàn, Tổng công ty đang đầu tư vào các dự án, nhà máy này đã triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều công việc được giao trong thời gian qua để tháo gỡ khó khăn. Trong đó, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến những chuyển biến tích cực của các dự án chưa hiệu quả của ngành Dầu khí.
Theo báo cáo nhanh tại cuộc họp, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh thì tới nay có 2 nhà máy bước đầu có lãi là nhà máy phân bón DAP 1 Hải Phòng và Thép Việt- Trung. 4 nhà máy còn lại vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất và giảm dần mức độ thua lỗ là đạm Hà Bắc ( giảm lỗ 226,2 tỷ đồng), DAP 2 Lào Cai (288,5 tỷ đồng), đạm Ninh Bình (10 tỷ đồng). Các nhà máy này đang tiếp tục giảm lỗ trong 2 tháng đầu năm 2019.
Trong số 3 nhà máy dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 dự án vận hành ổn định trở lại là Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) và Ethanol Quảng Ngãi. Còn Ethanol Bình Phước đang xây dựng kế hoạch và xác định thời điểm vận hành sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường.
Không chỉ vậy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng cho biết PVTex còn vận hành ổn định 10 dây chuyền sợi cho ra hơn 4.000 tấn sản phẩm, lợi nhuận thu về bù đắp được các chi phí sản xuất. PVTex đang làm việc với các ngân hàng để thu xếp vốn khởi động toàn bộ nhà máy trong năm nay.
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Phú Cường, DAP số 1 Hải Phòng đã có lợi nhuận đạt 195,55 tỷ đồng (tăng 180,767 tỷ đồng so với 2017) và trong 2 tháng đầu năm 2019, Nhà máy tiếp tục duy trì thành tích này với lợi nhuận ước đạt 12,047 tỷ đồng.
Đồng chí Cường kiến nghị với Ban chỉ đạo đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách các doanh nghiệp, dự án yếu kém vì đã hoạt động ổn định trong 3 năm liền, bảo đảm được các tiêu chí mà Bộ Công Thương đang dự thảo.
Theo đó, Bộ Công Thương đã dự thảo 5 tiêu chí để đưa dự án ra khỏi danh sách gồm: Đã hoàn thiện nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các thủ tục quyết toán dự án hoàn thành, các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu trong hợp đồng EPC. Sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi từ 1 năm trở lên đồng thời phải có phương án sản xuất, kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo. Không có nợ quá hạn (gồm gốc và lãi) liên tục trong thời gian tối thiểu 3 tháng tại các tổ chức tín dụng. Chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách có liên quan khác. Đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trực tiếp trong kế hoạch hành động xử lý các tồn đọng, yếu kém.
Đồng tình với kiến nghị của Vinachem, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn tất các tiêu chí, thủ tục, phối hợp với Vinachem sớm đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách nhằm gia tăng tín nhiệm cho nhà máy, huy động tốt hơn vốn sản xuất, kinh doanh.
Một điểm sáng nữa là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xử lý dứt điểm tranh chấp pháp lý với nhà thầu EPC tại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải thanh toán các chi phí lên tới 23 triệu USD, tạo ra cơ sở để thực hiện định giá, kiểm toán kết quả định giá nhà máy và cơ cấu lại PVTex.
Tuy nhiên, điểm sáng trong xử lý vướng mắc pháp lý với nhà thầu EPC tại PVTex lại không dễ dàng khi thực hiện tại các nhà máy, dự án còn lại, nhất là nhà máy đạm Ninh Bình và dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép cho biết không đàm phán được với nhà thầu MCC vì điều kiện tiên quyết của nhà thầu là phải tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD để hoàn thành dứt điểm dự án. Hiện nay, Tổng công ty Thép đang chờ ý kiến của Bộ Tư pháp về xử lý pháp lý.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng phía Tổng công ty Thép phải tiếp tục làm rõ các vướng mắc với nhà thầu, cáo bạch rõ thực trạng của dự án để xử lý theo hướng có lợi hơn cho Tổng công ty.
Với nhà máy đạm Ninh Bình, đồng chí Phan Chí Hiếu cho biết công ty luật đề xuất chưa khởi kiện nhà thầu mà tiếp tục đàm phán. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhận thấy nhà thầu EPC có nhiều vi phạm và Vinachem cũng gặp hạn chế về nghĩa vụ tài chính nhưng không nhiều.
“Nhưng dù sao thì cũng phải khởi kiện thôi vì đây là phương án có nhiều khả năng hơn trên cơ sở bàn rõ hơn với Tập đoàn”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói về trường hợp đạm Ninh Bình.
Ví các vướng mắc pháp lý như vấn đề “hóc xương”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phải xử lý được thì mới thực hiện được tiếp các thủ tục bán, thoái vốn được khỏi các nhà máy, dự án. Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu các bộ và doanh nghiệp tập trung xử lý vấn đề này cũng như việc quyết toán các dự án trên tinh thần kiên nhẫn để đạt được thoả thuận với các bên liên quan, theo hướng có lợi nhất. Đồng tình với Bộ Tư pháp “đưa ra toà xử lý”, Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp nghiên cứu phương án chưa giải quyết được pháp lý thì liệu Tập đoàn, Tổng công ty có thể thoái vốn khỏi các nhà máy?
Đi vào các dự án cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các Tập đoàn, Tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc nhà máy Ethanol Quảng Ngãi sẽ thoái vốn hay sáp nhập với Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn. Nhà máy Ethanol Phú Thọ lựa chọn phương án phá sản hoặc sớm thoái vốn; xử lý Nhà máy bột giấy Phương Nam thận trọng, bảo đảm nguyên tắc tách ra khỏi Tổng công ty Giấy để áp dụng đấu giá tài sản thanh lý và tồn kho.
Với nhà máy Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối khởi động nhà máy để thoái vốn nhà nước.
Bộ Công Thương chuyển giao Tổng công ty Thép về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý, xử lý dứt điểm hợp đồng EPC và giải chấp bảo lãnh của Tổng công ty thép trước khi cổ phần hoá.
“Các bộ, cơ quan liên quan chủ động triển khai nhiệm vụ được giao, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kịp thời tới Ban chỉ đạo các vướng mắc”, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu và đề nghị Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiếp quản công việc Thường trực Ban chỉ đạo từ Bộ Công Thương, bổ sung Chủ tịch Uỷ ban Nguyễn Hoàng Anh làm Phó Trưởng Ban Thường trực, cùng với Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh để đốc thúc công việc./.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Maroc và Pháp  (28/03/2019)
Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei  (27/03/2019)
Phát huy hơn nữa hợp tác an ninh-quốc phòng Việt Nam - Brunei  (27/03/2019)
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei lên tầm Đối tác Toàn diện  (27/03/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên