PVN thực hiện tiết kiệm hơn 2.600 tỷ đồng
Tính đến hết tháng 9-2017, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thực hiện tiết kiệm được 2.612 tỷ đồng, đạt 87,5% kế hoạch năm. Trong đó, tiết kiệm chi phí quản lý 541 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí giá thành sản xuất kinh doanh từ nguyên, nhiên vật liệu năng lượng, cải tiến hợp lý hóa sản xuất... được 1.267 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí quản lý đầu tư xây dựng 804 tỷ đồng.
Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2017, PVN đã phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, người lao động Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bối cảnh Tập đoàn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong hoạt động của Tập đoàn. Tiết kiệm đã trở thành một chủ đề luôn được Tập đoàn và các đơn vị thành viên quán triệt trong các hội nghị, các buổi họp giao ban.
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của PVN đã chỉ rõ các mục tiêu cụ thể: Tập trung đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong 5 lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của PVN và các dự án trọng điểm về dầu khí, đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả các dự án; tập trung xây dựng và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm nhằm phát huy tối đa hiệu quả mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm; tăng cường ý thức, trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn Tập đoàn, xử lý nghiêm các hành vi gây ra thất thoát lãng phí, kiểm soát chặt chẽ chi phí, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra những cảnh báo rủi ro về hoạt động. Đồng thời, PVN và các đơn vị thành viên thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc triển khai thực hiện, Tập đoàn cũng hết sức chú trọng đến công tác kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua kết quả kiểm tra trong 9 tháng, chưa phát hiện trường hợp vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn Tập đoàn. Mặt khác, Tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc giám sát công tác thực hành tiết kiệm.
VN thường xuyên rà soát, xây dựng mới các quy chế quản lý nội bộ; cải cách các thủ tục hành chính, quy trình xử lý công việc theo hướng tiết kiệm, nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả; nghiên cứu công nghệ mới, sử dụng máy móc, thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, là giải pháp mang tính đột phá trong việc thực hành tiết kiệm.
Trong quản lý chi phí hoạt động thường xuyên, PVN và các đơn vị thành viên luôn kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, chi phí quản lý, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm các chi phí. Tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý công việc chuyên môn. Hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát nước ngoài chưa thực sự cần thiết. Bố trí để sử dụng tài sản một cách hợp lý, tránh gây lãng phí.
Đối với công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản, đầu tư xây dựng, PVN thường xuyên rà soát các quyết định đầu tư, đầu tư vốn, mở rộng kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn, không đầu tư dàn trải gây lãng phí; kiên quyết cắt giảm, loại bỏ các dự án kém hiệu quả, không cần thiết; khai thác tối đa năng lực hiện có, quản lý chặt chẽ và hiệu quả dòng tiền.
Cùng với đó, Tập đoàn thường xuyên kiểm tra, giám sát đầu tư, giải ngân vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án đảm bảo đúng tiến độ và quy định; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, tránh kéo dài lãng phí. Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo triển khai phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, tổ chức làm việc với các đơn vị thành viên để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; triển khai xây dựng định mức, chức danh công việc làm cơ sở cho công tác tuyển dụng và sử dụng lao động.
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có chuyển biến rõ nét và sâu rộng trong ý thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số hạn chế. Có đơn vị xây dựng chương trình, triển khai thực hiện tiết kiệm còn thiếu, chưa cụ thể, chưa bám sát vào đặc thù đơn vị; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục; chưa đánh giá cụ thể được tiết kiệm do việc đầu tư đúng tiến độ và vượt tiến độ, đồng thời chưa đánh giá được mức độ thiệt hại do, lãng phí do việc chậm tiến độ gây ra.
Trong những tháng cuối năm, Tập đoàn tiếp tục bám sát Chương trình tổng thể của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và của Tập đoàn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện quyết liệt nhằm đưa công tác thực hành tiết kiệm trong toàn Tập đoàn thực chất và hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên tiếp tục tăng cường ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức, ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công nhân viên, người lao động trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và trong cuộc sống hằng ngày. Làm cho mọi người nhận thức rõ tiết kiệm, chống lãng phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ thiết thực, quyết định sự sống còn của đơn vị, đặc biệt là đơn vị thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt.
Toàn Tập đoàn phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện vượt mức kế hoạch tiết giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm năm 2017./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017)  (03/10/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào thi đua  (03/10/2017)
Thủ tướng yêu cầu siết chặt kỷ cương, hoàn thành kế hoạch 2017  (03/10/2017)
Đưa quan hệ chính trị hai nước Việt Nam - Lào đi vào chiều sâu  (03/10/2017)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn vụ xả súng ở Las Vegas  (03/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên