Lạm quyền
Anh H, trợ lý của cơ quan đang trầm tư bên chiếc máy tính, kỳ cạch chuẩn bị báo cáo thì ông B, phó chủ tịch xã xuất hiện với tập giấy A4 chi chít chữ trên tay. Ông B nói oang oang như chỗ không người, khiến H không kịp phản ứng.
- Làm gì cậu cũng dừng lại ngay. Cậu soạn cho tôi cái công văn này để gửi gấp lên trên. Văn phòng ủy ban nhân dân huyện đang cần số liệu để báo cáo chủ tịch vào ngày mai.
Đã quen với những tình huống như vậy nên anh H lẳng lặng đón tập giấy A4 với một đống “gà mái ấp” với chi chít số liệu và những ký hiệu, từ viết tắt phải luận mãi mới ra. Anh cặm cụi làm việc. Hơn nửa tiếng sau, anh đứng dậy vươn vai, miệng lẩm bẩm: “Ôi lệnh miệng... mệt với nó!”.
Thực tế cho thấy, trường hợp khổ vì lạm quyền bằng “lệnh miệng” như anh H không phải hiếm xảy ra ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Ý và lời nói của thủ trưởng có uy lực như mệnh lệnh chiến đấu vốn có từ thời chiến phải chấp hành tuyệt đối đã trở thành thói quen ăn sâu, bám rễ trong ý thức. Trái ý thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương là coi chừng mất việc về “đuổi gà cho vợ”. Thế nên hiện nay, một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị và địa phương đã đúc kết việc này thành phương châm để được sống, làm việc an phận và tiến thân là: Ăn theo thủ trưởng, nói theo thủ trưởng và vui chơi cùng thủ trưởng.
Bản thân tôi từng chứng kiến sự việc xảy ra cách đây không lâu ở một đơn vị. Khi đang giao ban cơ quan thì đồng chí chánh văn phòng thông báo với giám đốc tin đột xuất là xe chở hàng của công ty gây tai nạn cho người đi đường. Vì thế mà sẽ không giao được cho khách hàng đúng hợp đồng. Nghe thế, giám đốc đứng bật dậy khỏi ghế và nặng lời: Các anh làm ăn thế đấy. Có mỗi cái xe mà cũng không điều khiển nổi thì làm cái gì. Kỷ luật, phải kỷ luật thật nặng lái xe, làm gương cho người khác.
Bẵng đi một thời gian, khi văn phòng mang quyết định kỷ luật sang để giám đốc ký thì ông tả hỏa phát hiện người lái xe ấy là cháu ruột của mình. Ông trách chánh văn phòng không chịu báo cáo mà tự ý lập hồ sơ kỷ luật. Chánh văn phòng xoa tay và bẩm báo là làm theo kết luận của thủ trưởng trong giao ban hẳn hoi. Đến đây, ông giám đốc mới thuộn mặt và buột miệng: Nguy hiểm quá! Rồi ông bảo là sẽ quyết định sau. Sau này quyết định kỷ luật chẳng được ký, sự việc cũng rơi vào im lặng.
Lạm quyền đang là một thực trạng khá phổ biến, biểu hiện của lạm quyền không chỉ thể hiện ở các văn bản mà còn qua lời nói của lãnh đạo. Do tâm lý ngại không chịu tiếp xúc thường xuyên với thủ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo cặn kẽ, hoặc do sợ làm không trúng ý thủ trưởng nên có tình trạng người chủ trì cấp dưới điện thoại tới các trợ lý để thăm dò ý thủ trưởng. Thế là các anh trợ lý “vẽ đường cho hươu chạy” bằng các cách khác nhau theo kiểu “nâng đỡ không trong sáng”. Hậu quả của nó là gì? Các đề án, dự án và rộng hơn nữa là chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước bị làm sai, bị bóp méo, bị lái theo hướng có lợi cho cơ quan, đơn vị, địa phương thì ít mà có lợi cho cá nhân và một nhóm người thì nhiều.
Trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIV, khi xem xét sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, nhiều đại biểu đã bàn, tranh luận khái niệm nhân tài. Tuy nhiên, có một điều mà các đại biểu chưa nhắc đến nhiều là, để có nhân tài phục vụ Tổ quốc và nhân dân cần phải có môi trường phát triển hết sức trong sáng, lành mạnh và thực sự là “bệ phóng” cho tài năng phát triển. Môi trường ấy là sản phẩm của sự trung thực, của tinh thần cống hiến thực sự và ở đó không bao giờ cho phép sự tồn tại của hiện tượng quan liêu, lộng quyền, lạm quyền.
Đấu tranh gạt bỏ “tư duy lạm quyền” trong các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bắt đầu từ người chủ trì và đội ngũ cán bộ chủ chốt trên tinh thần quyết liệt và tư duy làm việc khoa học. Đó là cách tốt nhất để xây dựng môi trường chuyển mạnh sang nền hành chính mang tư duy phục vụ./.
Khiêm nhường một phân, tôn quý vạn phần  (17/12/2019)
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp