Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Campuchia
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Vương quốc Campuchia sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến 08-12-2018.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen, sau khi Campuchia thành lập Chính phủ nhiệm kỳ VI tháng 9-2018, diễn ra trước thềm kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng (07-01-1979 - 07-01-2019).
Quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục phát triển tốt đẹp
Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24-6-1967, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống. Mối quan hệ này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, kể cả bằng sinh mệnh của mình. Bên cạnh đó, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp. Hai nước cũng đều là thành viên ASEAN và quyết tâm cùng các nước thành viên ASEAN khác xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hoạt động trao đổi đoàn giữa hai bên được duy trì ở cả cấp cao và các bộ, ngành, địa phương, củng cố thêm sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Thủ tướng hai nước đã gặp gỡ trao đổi các vấn đề hợp tác song phương bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Campuchia (tháng 5-2017), Hội nghị Thượng đỉnh về hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 2 tại Phnom Penh (tháng 01-2018), Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần 3 tại Xiêm Riệp (tháng 4-2018), Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6), Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10, tháng 4-2018), Hội nghị WEF - ASEAN 27 (tháng 9-2018), Cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Bali - Indonesia (tháng 10-2018). Hai bên đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật (tháng 5-2018); ký thêm một số văn kiện hợp tác mới (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, dự thảo Nghị định thư ghi nhận 84% thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ…); tổ chức khánh thành một số Đài phát thanh ở các tỉnh Campuchia do Việt Nam hỗ trợ. Nhân dịp Năm Hữu nghị 2017, hai nước đã phối hợp sửa chữa, trùng tu và đưa vào sử dụng được 13/20 Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Trong năm 2017, hai nước đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24-6-1967 - 24-6-2017).
Hai bên phối hợp chuẩn bị một số chuyến thăm và sự kiện quan trọng như chuyến thăm làm việc Việt Nam của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn từ ngày 26 đến 27-11-2018, Thủ tướng Hun Sen sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến 08-12-2018, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10, dự kiến đầu năm 2019, kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia 1979 - 2019).
Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, giao lưu nhân dân được thúc đẩy. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, giải quyết tốt các vụ, việc phát sinh trên biên giới, tăng cường, duy trì tuần tra chung trên biển. Hai nước tiếp tục khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ nước này chống phá an ninh, ổn định của nước kia. Hai bên hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.
Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, hai nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Mianma - Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS), ASEAN, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc… góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát huy hiệu quả
Hợp tác kinh tế giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt 3,8 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2016). Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 3,8 tỷ USD (tăng khoảng 21 % so với cùng kỳ năm ngoái). Việt Nam có khoảng 206 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký là 3,02 tỷ USD, nằm trong tốp 5 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng lên, đến nay có 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 58,125 triệu USD. Khách du lịch Việt Nam sang Campuchia năm 2017 đạt hơn 835.000 lượt người (đứng thứ hai sau Trung Quốc).
Các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả. Vừa qua, Việt Nam đã tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn đồng chủ trì tại Hà Nội (từ ngày 15 đến 17-5-2018). Việt Nam đang triển khai một số dự án giúp Campuchia trong cơ chế Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia (Trung tâm cai nghiện ở tỉnh Preah Sihanouk trị giá 3 triệu USD, Trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Mondulkiri, Chợ biên giới kiểu mẫu tại tỉnh Tbong Khmum…).
Hai bên đã và đang tích cực chủ động phối hợp để triển khai thực hiện các nội dung hợp tác đã nêu trong Biên bản Thỏa thuận kỳ họp lần này. Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia được Lãnh đạo Campuchia đánh giá rất cao, đã đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội và phát triển của Vương quốc Campuchia.
Công tác quản lý biên giới tương đối ổn định, hai bên duy trì cơ chế tuần tra chung, kịp thời trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết các vụ việc phát sinh. Hai bên phấn đấu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền vào thời gian sớm nhất nhằm xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tiếp tục được quan tâm thúc đẩy thông qua trao đổi đoàn, hỗ trợ lẫn nhau về phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác y tế, giao lưu nhân dân, góp phần duy trì, bảo vệ đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục có những phát triển tốt đẹp, khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ, trong đó ưu tiên cao trong việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Chuyến thăm cũng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác biên giới giao thông vận tải…/.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên đường thăm Hàn Quốc  (04/12/2018)
Thông báo kết quả thẩm tra Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường  (04/12/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết những bức xúc trong xã hội  (04/12/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết những bức xúc trong xã hội  (04/12/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018)  (04/12/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên