Không bỏ lệnh cấm vận Cu-ba, Mỹ không thể lấy được niềm tin của người dân Mỹ La-tinh
TCCSĐT - Lệnh cấm vận của Mỹ chống Cu-ba tiếp tục là chướng ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ với các nước Mỹ La-tinh. Người ta không thể tin Mỹ thực sự muốn xây dựng một “liên minh bình đẳng” trên châu lục này, nếu quyết định phi lý và lỗi thời ấy chưa được bãi bỏ hoàn toàn.
Sự lạc quan thái quá của một số nhà lãnh đạo châu Mỹ sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao châu Mỹ (OAS) không khoả lấp được sự thật là Hội nghị đã không thông qua được Thông cáo chung.
Tổng thống Ni-ca-ra-goa Đa-ni-en Oóc-tê-ga nói: “Văn kiện đó đã được soạn thảo trên một năm nhưng thiếu hẳn những thay đổi đã diễn ra trên thế giới trong thời gian gần đây, và tôi không thấy ý nghĩa của việc ký kết văn kiện đó”. Cùng quan điểm với Ni-ca-ra-goa, hàng loạt các nước Mỹ La-tinh như Bô-li-vi-a, Hôn-đu-rát, Đô-mi-ni-ca và Vê-nê-duy-ê-la cũng tẩy chay việc ký kết Thông cáo chung.
Vấn đề gây bất đồng sâu sắc nhất giữa Mỹ và các nước Mỹ La-tinh là lệnh cấm vận Cu-ba do Mỹ áp đặt từ năm 1962. Hầu hết các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ La-tinh đều coi việc Mỹ tiếp tục duy trì lệnh cấm vận chống Cu-ba là sự can thiệp thô bạo lên quyền tự quyết của nhân dân Cu-ba. Nó cho thấy Mỹ vẫn tiếp tục muốn “làm chính sách cho Mỹ La-tinh” chứ chưa muốn “làm chính sách cùng Mỹ La-tinh”.
Chính các giới chức Mỹ cũng nhận thấy cần phải thay đổi chính sách đó. Trong cuộc họp báo khi bế mạc Hội nghị, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma thừa nhận chính sách của Mỹ đối với Cu-ba trong nhiều thập niên nay “đã không có tác dụng như mong muốn” và cần phải có “một sự khởi đầu mới” đối với Cu-ba.
Sự “khởi đầu mới” ấy đã được Mỹ đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao châu Mỹ lần này: các hạn chế đối với việc về thăm quê hương và gửi tiền về giúp đỡ thân nhân của các kiều dân Cu-ba đang sinh sống trên đất Mỹ được nới lỏng đáng kể.
Tuy nhiên, mặc cho áp lực rất lớn từ phía các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ La-tinh, ông Ô-ba-ma vẫn chưa đưa ra cam kết sẽ bãi bỏ lệnh cấm vận chống Cu-ba trong một tương lai gần.
Giới quan sát nhận thấy thế khó xử của ông Ô-ba-ma trong “vấn đề Cu-ba”. Tờ The Wall Street Journal cho rằng, nếu ông Ô-ba-ma đơn phương bãi bỏ lệnh cấm vận thì hành động đó có thể bị coi là mất thể diện và do đó không thể thu đủ số phiếu tán thành trong Thượng viện Mỹ. Nếu ông chỉ dừng lại ở việc nới lỏng lệnh cấm vận như đã làm thì khó làm cho phe Dân chủ trong Nghị viện cũng như các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ La-tinh hài lòng. Còn việc đặt điều kiện bãi bỏ lệnh cấm vận với những thay đổi chính trị trên đất nước Cu-ba thì điều đó chẳng có gì mới so với chính sách đã thất bại của những người tiền nhiệm.
Để giải quyết thế khó xử đó, cần sự hợp tác của cả Mỹ lẫn Cu-ba. Chủ tịch Cu-ba Ra-un Cát-xtơ-rô đã lên tiếng bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Mỹ về mọi vấn đề mà Mỹ quan tâm. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Phi-đen Cát-xtơ-rô tiếp tục chỉ ra tính phi lý và vô nhân đạo của lệnh cấm vận. Ông châm biếm: “Suốt nửa thế kỷ qua, đất nước chúng tôi dám hỗn hào chống lại một quốc gia nghèo khổ, yếu ớt và không có khả năng tự vệ là nước Mỹ. Nếu Cu-ba không sửa chữa, chính phủ kiêu hãnh và bất vụ lợi của quốc gia đó sẽ tiếp tục không bán cho chúng tôi một viên thuốc cảm aspirin nào”.
Việc bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ chống Cu-ba mang tính biểu tượng rất lớn. Các nước Mỹ La-tinh đều quan tâm đến vấn đề này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất Mỹ có thực sự từ bỏ lối tư duy thời “chiến tranh lạnh” để cùng với các nước Mỹ La-tinh xây dựng một cộng đồng châu Mỹ bình đẳng hay không. Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cả Mỹ và Cu-ba đều đang bước những bước thận trọng trên con đường giải toả “tàn dư cuối cùng” của “chiến tranh lạnh” ở châu Mỹ này./.
Tăng cường và phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á  (23/04/2009)
Tăng cường và phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á  (23/04/2009)
Những câu chuyện không bao giờ cũ về Điện Biên Phủ: Quân lệnh như sơn  (23/04/2009)
Yêu cầu đổi mới trong phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục  (23/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên