Thực trạng và giải pháp cho vấn đề quá tải học sinh trường công lập ở thành phố Hà Nội
TCCS - Tình trạng quá tải đối với tuyển sinh đầu các cấp học vào các trường công lập ở thành phố Hà Nội đã diễn ra nhiều năm, luôn là tâm điểm của mỗi mùa tuyển sinh từ mầm non đến cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Để giải bài toán này, cần nhận thức rõ nguyên nhân vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
Thực trạng quá tải học sinh ở các cấp học tại Hà Nội trong thời gian qua
Vấn đề thiếu trường, thiếu lớp công lập ở các cấp học, từ bậc mầm non đến phổ thông trung học là thực trạng nhức nhối diễn ra nhiều năm nay. Ở bậc mầm non, trường mầm non công lập chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu, có nơi thậm chí chỉ được một phần năm, còn lại trẻ phải học ở trường tư thục, nơi mà phụ huynh phải đóng mức phí cao hơn. Điển hình là phường Phương Liệt, quận Hoàng Mai, là phường có dân số đông nhất thành phố Hà Nội. Với hơn 83.000 dân, mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ mầm non đến trường nhưng chỉ có một trường mầm non công lập duy nhất, đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu được học trường công của trẻ mầm non. Phường Cầu Diễn cũng chỉ có một trường công duy nhất. Quận Nam Từ Liêm sau 9 năm thành lập, số học sinh tăng gần 12.000 em nhưng cũng chỉ tăng thêm 2 trường công lập.
Ở cấp tiểu học, tình trạng thiếu trường công lập cũng tương tự, đơn cử như trường Tiểu học Trung Yên tuy là trường đạt chuẩn quốc gia nhưng cũng không đủ lớp cho học sinh, theo quy định thì mỗi lớp có 35 học sinh nhưng ở đây đã phải nâng sĩ số lớp lên 50 học sinh/1 lớp. Quận Hoàng Mai, nơi có dân số đông nhất trong các quận tại Hà Nội, đang phải đối diện với áp lực thiếu trường công lập, với hơn 79.600 học sinh khối các lớp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, sĩ số trung bình tại các lớp hiện đều vượt quá so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn quận đang thiếu khoảng 36 trường công lập, trong đó khối mầm non là 22 trường, tiểu học 13 trường và 1 trường trung học cơ sở.
Bên cạnh vấn đề thiếu trường lớp của cấp mầm non và tiểu học, cấp trung học cơ sở cũng thiếu trường công một cách trầm trọng. Năm học 2023 - 2024, số lượng học sinh vào lớp 6 tăng đột biến, toàn thành phố có 188.429.000 học sinh vào lớp 6, tăng 38.519.000 học sinh so với năm học trước, như vậy thành phố cần phải có thêm 1.315.000 phòng học mới đáp ứng được yêu cầu.
Tâm điểm của việc thiếu trường công lập ở thành phố Hà Nội là khối học sinh thi chuyển cấp vào phổ thông trung học. Sức nóng của kỳ thi vào lớp 10 công lập ngày càng tăng khi quá trình đô thị hóa tại nhiều quận nội thành ngày càng diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng trường lớp không kịp với tốc độ tăng dân số. Các chung cư, đô thị với hàng trăm nghìn người mọc ra như nấm, trong khi các công trình phúc lợi (như trường học, bệnh viện, chợ…) không được đầu tư xây mới, dẫn đến các trường cũ phải gánh lượng dân số này.
Cam go hơn cả là tình trạng quá tải trường học cho học sinh phổ thông trung học công lập. Năm học 2023 - 2024 có 105.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trong khi chỉ tiêu chỉ có 72.000 suất vào lớp 10 công lập, như vậy có khoảng 33.000 em không được vào học trường công sẽ phải học trường dân lập, công lập tự chủ tài chính với mức học phí cao, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp. Cụ thể, học phí ở trường phổ thông trung học công lập được công bố ở thành thị là 300 nghìn đồng/tháng, nông thôn là 100 nghìn đồng/tháng và miền núi là 50 nghìn đồng/tháng, trong khi mức học phí ở các trường công lập tự chủ cao gấp chục lần (từ 3 đến 7 triệu đồng/tháng). Chưa kể đến một số trường tư thục liên cấp song ngữ như The Dewey Schools, trường Lomonoxop, trường Vinschool… có mức học phí vài trăm triệu một năm, chỉ những gia đình có mức thu nhập cao mới có thể cho con theo học.
Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục
Nguyên nhân của tình trạng thiếu trường, thiếu lớp hiện nay ở Hà Nội là do quy hoạch phát triển giáo dục chưa hợp lý, chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng một số địa phương quá tải ở một số điểm trường, gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh. Xây dựng không bảo đảm đồng bộ, chỉ chú trọng công trình tạo lợi nhuận, như nhà chung cư, trung tâm thương mại, còn những công trình hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ thì không được đôn đốc thúc đẩy xây dựng. Nhiều khu đất được quy hoạch cho trường học nhưng xây dựng chậm trễ hoặc không được giải phóng mặt bằng.
Theo quy định thì một xã, phường nếu có từ 3.000 đến 5.000 dân thì phải có ít nhất một trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập, nhưng thực tế hiện nay một số phường có hàng chục chung cư, khu đô thị, quy mô hàng chục nghìn dân nhưng trường công lập không được xây mới để đáp ứng quy mô này. Khu đô thị Thanh Hà (quận Hà Đông) hiện có 8.000 dân, dự kiến sẽ tăng lên 32.000 dân, nhưng sau 8 năm người dân về sinh sống vẫn chưa có một trường công lập nào. Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai), sau 20 năm hình thành, hiện nay đã có tới 30 tòa chung cư nhưng vẫn chưa có một trường công lập nào. Qua công tác kiểm tra của Ủy ban nhân dân thành phố về các dự án đầu tư xã hội hóa trường học chậm tiến độ, chậm triển khai thì ngoài quận Hoàng Mai còn có quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm cũng là những địa bàn “nóng” về số lượng học sinh khi tập trung nhiều khu dân cư mới, chịu sức ép về tăng dân số dẫn đến thiếu trường học công lập. Một số khu đô thị khác của thành phố mặc dù đã có đất quy hoạch để xây dựng trường học nhưng chưa được các chủ đầu tư thực hiện như khu đô thị mới Phùng Khoang, khu nhà ở Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, dự án chức năng đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), khu chức năng đô thị Ao Sào, khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai), khu đô thị mới Cầu Bươu (quận Thanh Trì )…
Tình trạng thiếu trường, lớp công lập ở thành phố Hà Nội, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi tập trung đông dân nhất, với nhiều tòa nhà chung cư được xây dựng với tốc độ chóng mặt. Ở nội thành, có những học sinh thi vào lớp 10 đạt 40 điểm vẫn không đỗ, trong khi các trường ngoại thành có nơi chỉ 4 điểm một môn là các em đã có thể đỗ vào trường công lập. Để giải quyết tình trạng này, cần chú trọng tính hợp lý trong việc quy hoạch xây trường công lập để đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong khu đô thị, ngoài xây dựng trường tư thục, trường công lập tự chủ tài chính, cần chú trọng xây trường công, đáp ứng được nhu cầu chung của cộng đồng.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm áp lực của việc thiếu trường công lập, như đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thành lập mới, sửa chữa cải tạo các trường trung học phổ thông công lập giai đoạn 2021 - 2025. Các quận trong thành phố đều đưa ra các giải pháp phù hợp với địa bàn của mình, như quận Hà Đông cho xây dựng thêm 7 đơn nguyên cho các trường trung học cơ sở, tích cực rà soát, có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và tiếp tục xây dựng thêm phòng học, trường học, sửa chữa và bổ sung trang thiết bị đối với nhiều trường trên địa bàn quận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Năm học 2023 - 2024, quận Hà Đông đã đầu tư xây mới trường Trung học cơ sở Hà Cầu, xây thêm nhiều các đơn nguyên như trường Tiểu học Kim Đồng, trường Tiểu học Kiến Hưng, trường Tiểu học Dương Nội A…; quận Nam Từ Liêm cho xây dựng thêm 4 trường học ở các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; quận Bắc Từ Liêm đã xây dựng và đưa vào sử dụng thêm 3 trường học ở các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Hà Nội được hưởng cơ chế đặc thù trong tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường công lập thuộc 12 quận nội thành và một số huyện giáp ranh nội thành. Cụ thể là, số lớp trong trường công lập được phép tăng 10%, ví dụ như số lớp đang là 45 lớp sẽ được tăng lên thành 50 lớp. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường học thuộc quản lý của sở, từ nay đến năm 2025 dự kiến xây thêm 16 trường, gồm 7 trường liên cấp, tổng đầu tư cho 139 dự án này là 8.873 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, trong đó 93 dự án đã được phê duyệt.
Bên cạnh việc đầu tư kinh phí, quỹ đất, một vấn đề cũng rất quan trọng nữa là Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần quan tâm đến số lượng giáo viên sao cho phù hợp với số lượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo viên đồng đều giữa các trường công lập ở nội thành và ngoại thành, giảm bớt tình trạng học sinh dồn về các trường “điểm”./.
Phát triển vùng đồng bằng sông Hồng tương xứng với tiềm năng và lợi thế vượt trội của vùng  (10/08/2023)
Thành ủy Hà Nội tăng cường phát huy dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (08/08/2023)
Thành ủy Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm nêu gương, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình mới  (06/08/2023)
Đảng bộ quận Đống Đa tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới  (05/08/2023)
Bổ sung các luận cứ hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)  (03/08/2023)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm