BIDV đồng hành cùng Hội nghị Năng lượng tái tạo 2023
TCCS - Hội nghị do Forbes Việt Nam tổ chức cuối tuần qua tại Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo”. Là ngân hàng dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tài trợ xanh, BIDV đồng hành cùng hội nghị và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, triển khai các dự án tín dụng quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững.
Hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành và các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng trao đổi về cơ hội và thách thức, kinh nghiệm thực tiễn, phác thảo triển vọng đầu tư vào ngành năng lượng tại Việt Nam.
Tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện mục tiêu đưa tổng khí phát thải ròng bằng không (netzero) vào năm 2050. Một trong các trọng tâm của chương trình hành động là phát triển năng lượng xanh, vừa bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển bền vững.
Vào trung tuần tháng 5-2023, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII, trong đó, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió. Không gian phát triển mới của ngành năng lượng mở ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đến lĩnh vực này tại Việt Nam.
Với vai trò là ngân hàng tài trợ xanh lớn nhất Việt Nam theo định hướng của Chính phủ, BIDV cũng xác định chiến lược và hoạt động cốt lõi trong thời gian tới dành nguồn lực tập trung phát triển xanh, tài chính bền vững và nâng cao thực hành môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
Chia sẻ tại phiên thảo luận “Dòng vốn quốc tế”, Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp nước ngoài của BIDV Vương Thành Long đánh giá: “Chúng tôi nhận thức sâu sắc trách nhiệm trong việc chung tay phát triển xanh, phát triển bền vững nhằm chống biến đổi khí hậu. Qua tài trợ năng lượng xanh, BIDV sẽ góp phần tạo hiệu ứng nhằm giúp nền kinh tế phát triển xanh hơn. Về mặt kinh doanh, BIDV cũng yên tâm bởi năng lượng nói chung, và năng lượng xanh nói riêng là nhu cầu bền vững của một nền kinh tế đang phát triển nhanh trong dài hạn 30 năm tới đây”.
BIDV hiện tại rất quan tâm tới tài trợ mảng năng lượng trong tín dụng xanh, quy mô đạt 54.382 tỷ đồng, chiếm 86% tổng dư nợ tín dụng xanh của BIDV với hơn 1.468 dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (thời điểm tháng 12-2022).
BIDV cam kết tiếp tục triển khai các gói “Tín dụng xanh”, dành tỷ trọng tương xứng để tài trợ cho các khách hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.
Với vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, và cũng là ngân hàng có bề dày kinh nghiệm hàng đầu về tài trợ dự án, BIDV thường xuyên hợp tác, thảo luận với các tổ chức phát triển và các định chế tài chính quốc tế như WB, IFC, ADB, AFD, JBIC, JICA, GIZ, CBI, ... và các ngân hàng thương mại lớn để thiết kế các cấu trúc tài trợ dự án phù hợp với Việt Nam.
Sự kết hợp hiệu quả giữa kinh nghiệm thẩm định dự án và chi phí lãi vay thấp của các định chế tài chính quốc tế với hiểu biết về luật pháp, văn hóa địa phương của Việt Nam của BIDV đã tạo lợi thế tốt nhất cho các dự án, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến đầu tư phát triển xanh và bền vững tại Việt Nam./.
Những chính sách nổi bật BIDV đã và đang triển khai trong lĩnh vực tín dụng xanh:
- Là ngân hàng trong nước đầu tiên ban hành Khung quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (ESMS framework) từ năm 2018 áp dụng cho các dự án, khách hàng tiếp nhận nguồn vốn quốc tế, khuyến khích các dự án còn lại thực hiện;
- Hoàn thành dự thảo Khung phát hành Trái phiếu xanh (theo chỉ định của SBV, tài trợ của GIZ - Đức và đơn vị tư vấn CBI - Climate Bond Initiatives), hướng tới mục tiêu là ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh sau khi Green Taxonomies của Việt Nam ban hành;
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố Khung khoản vay bền vững để cung cấp các sản phẩm khoản vay xanh, xã hội, liên kết bền vững cho các khách hàng doanh nghiệp trong nước theo chương trình HTKT của Chính phủ Anh, tư vấn tín chỉ - Carbon Trust;
- Nghiên cứu lồng ghép vào quy trình cấp tín dụng chung quy định sàng lọc dự án bền vững, để các dự án BIDV tham gia tài trợ ngày càng bảo đảm tính xanh, và bền vững hơn.
BIDV
Thành lập năm 1957, BIDV hiện là Ngân hàng Thương mại dẫn đầu tại Việt Nam về quy mô với tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng. Năm 2023, BIDV đứng thứ 1.081 trong bảng xếp hạng 2.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes thực hiện, tăng 524 bậc so với năm 2022.
BIDV dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tài trợ xanh với 1.386 khách hàng và 1.718 dự án, dư nợ cho vay xanh hơn 63.000 tỷ đồng (~2,7 tỷ USD), chiếm 4,3% tổng dư nợ của BIDV, trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Thị phần tài trợ xanh của BIDV trên thị trường là khoảng 13% (thời điểm 31-12-2022).
Ánh Tuyết (tổng hợp)
BIDV tài trợ tín dụng dự án Khu công nghiệp Tiên Thanh - Hải Phòng  (03/07/2023)
BIDV tăng hơn 500 bậc trong Bảng xếp hạng Forbes Global 2000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu  (29/06/2023)
BIDV triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho vay nhà ở thương mại  (26/06/2023)
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên